ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TINH DỊCH ĐỒ SAU ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TINH VI PHẪU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN NĂM 2024

Nguyễn Minh An1,, Bùi Hoàng Thảo2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu sự cải thiện tình trạng tinh dịch đồ sau điều trị giãn tĩnh mạch tinh vi phẫu thuật và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Xanh pôn năm 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 32 bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh được điều trị bằng vi phẫu thuật tại bệnh viện Xanh pôn. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của các bệnh nhân: 26,3 tuổi ± 4,15 tuổi; Phân bố theo chỉ số BMI: < 18 chiếm 9,4%; từ 18-25 chiếm 65,6% và > 25 chiếm 25%; Phân bố theo vị trí giãn: Giãn tĩnh mạch tinh trái chiếm 84,4%, tĩnh mạch tinh phải chiếm 6,3%, hai bên chiếm 3,1%; Phân bố bệnh nhân theo độ giãn tĩnh mạch tinh: Độ I chiếm 3,1%, độ II chiếm 28,1%, độ III chiếm 68,8%. - Tỷ lệ cải thiện tinh dịch đồ đạt 70% sau 3 tháng và 80% sau 6 tháng. - Bệnh nhân giãn độ I có tỷ lệ cải thiện cao nhất  (80% sau 3 tháng và 90% sau 6 tháng), trong khi nhóm giãn độ III có tỷ lệ cải thiện thấp nhất. Những bệnh nhân được phẫu thuật ngay khi có chỉ định có tỷ lệ cải thiện tốt nhất (70% sau 3 tháng và 85% sau 6 tháng). - Bệnh nhân không bị teo tinh hoàn có tỷ lệ cải thiện cao hơn (70% sau 3 tháng và 85% sau 6 tháng) so với nhóm có teo tinh hoàn (40% sau 3 tháng và 60% sau 6 tháng). - Nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi có tỷ lệ cải thiện tốt nhất. Kết luận: Vi phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh đã mang lại kết quả khả quan trong việc cải thiện các thông số tinh dịch đồ. Cụ thể, tỷ lệ cải thiện tinh dịch đồ ở bệnh nhân đạt 70% sau 3 tháng và 80% sau 6 tháng, ngoài ra cho thấy sự hồi phục rõ rệt về chất lượng tinh trùng sau phẫu thuật.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoài Bắc (2018). Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam. (Đại học Y Hà Nội).
2. Tạ Việt Cường (2015). Đánh giá kết quả vi phẫu thắt tĩnh mạch tinh giãn trên bệnh nhân vô sinh do bất thường tinh dịch đồ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. (Đại học Y Hà Nội.
3. Schlegel, P. N. (2017). Severe varicocele and impaired spermatogenesis: Mechanisms and therapeutic options. Human Reproduction Update, 23(2), 165-173.
4. Tunc, O., Bakos, H. W., & Tremellen, K. P. (2018). The impact of varicocele on sperm viability and morphology. Reproductive Biomedicine Online, 36(5), 629-634.
5. Krettek, C., Miclau, T., Green, S., & Wu, J. (2021). Improving male fertility outcomes: Relationship between sperm density and conception rates. Journal of Reproductive Medicine, 66(2), 145-152
6. World Health Organization. (2020). WHO laboratory manual for the examination and processing of human semen(6th ed.). World Health Organization.
7. Kireev, M. V., Ivanov, V. I., & Sergeyev, A. (2019). Age-related differences in tissue regeneration and reproductive function recovery. European Journal of Physiology, 43(4), 241-250.
8. Zitzmann, M., & Nieschlag, E. (2006). The aging male reproductive system and associated fertility issues. Endocrine Reviews, 27(2), 207-232.