NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ ĐẶC ĐIỂM DẠNG TỔN THƯƠNG TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH PHỔI TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH COVID - 19
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích mối tương quan giữa các dạng tổn thương phổi trên cắt lớp vi tính (CLVT) phổi với tiên lượng nặng trên lâm sàng của bệnh nhân COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu gồm 160 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định COVID - 19 bởi xét nghiệm phản ứng chuỗi polimerase phiên mã ngược (RT-PCR) có đầy đủ các thông tin về bệnh sử trên bệnh án điện tử và được chụp phim CLVT lồng ngực khi nhập viện tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID - 19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 09/2021 đến tháng 01/2023. Kết quả: Kính mờ không thể hiện mối tương quan với các diễn biến nặng của bệnh (thông khí nhân tạo p=0,74, nhập ICU p=0,999, tử vong p=0,999). Đông đặc, lát đá và tràn dịch màng phổi có nguy cơ phải thông khí nhân tạo, nhập ICU và tử vong cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại [đông đặc: 8,8 lần (p < 0,001), 2 lần (p = 0,022), 2,4 lần (p = 0,046); lát đá (2,8 lần (p=0,049), 4,2 lần (p = 0,049) và 2,3 lần (p=0,031) và 2,3 lần (p = 0,002); tràn dịch màng phổi [2,4 lần (p=0,027), 1,5 lần (p=0,031) và 2,1 lần (p=0,018)]. Dày tổ chức kẽ, giãn mạch và giãn phế quản cũng được ghi nhận gây tăng nguy cơ thông khí nhân tạo của BN [dày tổ chức kẽ: 3,0 lần (p=0,017); giãn mạch: 3,6 lần (p = 0,002); giãn phế quản: 6,9 lần, (p = 0,002)]. Tràn dịch màng ngoài tim có nguy cơ nhập ICU cao hơn 3,8 lần so với nhóm không có tràn dịch (p=0,031). Tràn khí màng phổi gây tăng nguy cơ tử vong lên 3,7 lần so với nhóm không có tràn khí (p=0,012). Dấu hiệu hào quang đảo ngược, nốt, hang và hạch to không thể hiện là yếu tố dự báo độc lập về tiên lượng điều trị BN COVID-19. Kết luận: Các đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính liên quan đến yếu tố tiên lượng nặng trên lâm sàng bao gồm: đông đặc, giãn mạch, lát đá, giãn phế quản, tràn dịch màng phổi, màng tim và tràn khí màng phổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm phổi COVID-19, đặc điểm tổn thương phổi, cắt lớp vi tính các yếu tố tiên lượng nặng, thông khí nhân tạo, nhập ICU, tử vong.
Tài liệu tham khảo

2. Themes UFO. Fleischner Society: Glossary of Terms for Thoracic Imaging. Radiology Key. March 3, 2019. Accessed August 11, 2022. https://radiologykey.com/fleischner-society-glossary-of-terms-for-thoracic-imaging/

3. Betron M, Gottert A, Pulerwitz J, Shattuck D, Stevanovic-Fenn N. Men and COVID-19: Adding a gender lens. Glob Public Health. 2020;15(7):1090-1092. doi:10.1080/17441692.2020.1769702


4. Zhou S, Chen C, Hu Y, Lv W, Ai T, Xia L. Chest CT imaging features and severity scores as biomarkers for prognostic prediction in patients with COVID-19. Ann Transl Med. 2020;8(21): 1449-1449. doi:10.21037/atm-20-3421


5. ARDS Definition Task Force, Ranieri VM, Rubenfeld GD, et al. Acute respiratory distress syndrome: the Berlin Definition. JAMA. 2012; 307(23): 2526-2533. doi:10.1001/jama. 2012.5669


6. Malécot N, Chrusciel J, Sanchez S, et al. Chest CT Characteristics are Strongly Predictive of Mortality in Patients with COVID-19 Pneumonia: A Multicentric Cohort Study. Acad Radiol. 2022; 29(6): 851-860. doi:10.1016/j.acra.2022. 01.010


7. Hu Y, Zhan C, Chen C, Ai T, Xia L. Chest CT findings related to mortality of patients with COVID-19: A retrospective case-series study. PLoS ONE. 2020;15(8). doi:10.1371/journal. pone.0237302


8. Aoki R, Iwasawa T, Hagiwara E, Komatsu S, Utsunomiya D, Ogura T. Pulmonary vascular enlargement and lesion extent on computed tomography are correlated with COVID-19 disease severity. Jpn J Radiol. 2021;39(5):451-458. doi:10.1007/s11604-020-01085-2


9. Peng P, Wang F, Tang ZR, et al. Bronchiectasis is one of the indicators of severe coronavirus disease 2019 pneumonia. Chin Med J (Engl). 2021;134(20):2486. doi:10.1097/CM9. 0000000000001368


10. Wei X, Wang X, Ye L, et al. Pleural effusion as an indicator for the poor prognosis of COVID‐19 patients. Int J Clin Pract. 2021;75(6):e14123. doi:10.1111/ijcp.14123

