ĐẶC ĐIỂM KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH ĐO CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN–CÁNH TAY TRÊN ĐIỀU DƯỠNG HỒI SỨC TÍCH CỰC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Sử dụng thiết bị áp lực ngắt quãng (Sequential Compression Device – SCD) giúp dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chống chỉ định với thuốc kháng đông, đặc biệt ở người bệnh hồi sức tích cực. Kỹ thuật đo chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (Ankle Brachial Index – ABI) để tầm soát bệnh động mạch chi dưới và điều chỉnh áp lực cài đặt giúp giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến SCD. Đo ABI là kỹ năng cần thiết cho điều dưỡng hồi sức tích cực. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và thực hành đo ABI trên điều dưỡng hồi sức tích cực. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 42 điều dưỡng hồi sức tích cực, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Bộ câu hỏi được thẩm định qua hội đồng chuyên gia được sử dụng để đánh giá kiến thức và thực hành đo ABI. Kết quả: Bộ 20 câu hỏi được thiết kế có I – CVI từ 0,88 đến 0,986; S – CVI/ Ave từ 0,85 đến 0,94 và S – CVI/UA từ 0,71 đến 0,95. Tỉ lệ điều dưỡng từng được tập huấn đo ABI và đã thực hành đo ABI lần lượt là 52,4% và 32,7%. Sau đánh giá, tỉ lệ điều dưỡng đạt là 33,3%. Điểm tổng là 12,21 ± 0,91, trong đó điểm về lý thuyết là 4,36 ± 0,93 và điểm thực hành là 7,86 ± 0,84. Kết luận: Điều dưỡng hồi sức tích cực có kiến thức và thực hành đo chỉ số ABI chưa tối ưu. Cần có những chương trình tập huấn hiệu quả để nâng cao năng lực đo chỉ số ABI.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay, điều dưỡng, hồi sức tích cực
Tài liệu tham khảo


2. Wang BY, Chou YH, Chung CT, et al. Association of Peripheral Arterial Occlusive Disease and Deep Venous Thrombosis with Risk of Consequent Sepsis Event: A Retrospective Population-Based Cohort Study. Int J Environ Res Public Health. 2022;19(11):6710. Published 2022 May 31. doi:10.3390/ijerph19116710.


3. Weller CD, Team V, Ivory JD, et al. ABPI reporting and compression recommendations in global clinical practice guidelines on venous leg ulcer management: A scoping review [published correction appears in Int Wound J. 2019 Aug;16(4):1074. doi: 10.1111/iwj.13165]. Int Wound J. 2019;16(2):406-419. doi:10.1111/iwj. 13048


4. Aboyans V, Criqui MH, Abraham P, et al; American Heart Association Council on Peripheral Vascular Disease; Council on Epidemiology and Prevention; Council on Clinical Cardiology; Council on Cardiovascular Nursing; Council on Cardiovascular Radiology and Intervention, and Council on Cardiovascular Surgery and Anesthesia. Measurement and interpretation of the ankle-brachial index: a scientific statement from the American Heart Association. Circulation. 2012 Dec 11;126(24):2890-909. doi: 10.1161/ CIR.0b013e318276fbcb.


5. Lanéelle D, Hoffmann C, Stivalet O, et al. Vascular medicine residents lack adequate training for limb pressure measurement: A nationwide survey in France. Vasc Med. 2019; 24(5): 452-454. doi:10.1177/ 1358863X19867759


6. Lynn MR. Determination and quantification of content validity. Nurs Res. 1986;35(6):382-385.

7. Yan T, He W, Hang C, et al. Nurses' knowledge, attitudes, and behaviors toward venous thromboembolism prophylaxis: How to do better. Vascular. 2021;29(1):78-84. doi:10.1177/ 1708538120933782.


8. Saab MM, McCarthy B, Andrews T, et al. The effect of adult Early Warning Systems education on nurses' knowledge, confidence, and clinical performance: A systematic review. J Adv Nurs. 2017;73(11):2506-2521. doi:10.1111/jan.13322.


9. Trần Thị Thanh Tâm. Tính giá trị và độ tin cậy bộ câu hỏi khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật (ERAS). Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; (1): 527.
