TƯƠNG QUAN GIỮA THỜI GIAN CHỜ MỔ VÀ KẾT CỤC SAU MỔ Ở BỆNH NHÂN VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu ngoại khoa phổ biến, cần can thiệp kịp thời để tránh biến chứng. Tuy nhiên, do áp lực bệnh viện, phẫu thuật viêm ruột thừa cấp thường bị trì hoãn, gây lo ngại cho bệnh nhân và thân nhân về nguy cơ tiến triển bệnh. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa thời gian chờ mổ và kết cục sau phẫu thuật ở bệnh nhân viêm ruột thừa cấp.Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ ngày 01/01/2024 đến 30/06/2024. Bệnh nhân được chia thành bốn nhóm dựa vào thời gian chờ mổ (≤12 giờ hoặc >12 giờ) và thời gian khởi phát triệu chứng (≤24 giờ hoặc >24 giờ). Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án và phân tích bằng Microsoft Excel và Stata 14. Kết quả: Có tổng cộng 420 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Đa số bệnh nhân (75%) đến bệnh viện trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát triệu chứng, và 80% được phẫu thuật trong vòng 12 giờ sau nhập viện. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ viêm ruột thừa có biến chứng, biến chứng sau mổ, hoặc thời gian nằm viện giữa các nhóm. Kết luận: Thời gian chờ phẫu thuật (trước hay sau 12 giờ) không làm tăng nguy cơ viêm ruột thừa có biến chứng, biến chứng sau mổ hoặc kéo dài thời gian nằm viện. Kết quả này cho thấy việc trì hoãn phẫu thuật ngắn hạn trong bệnh viện đối với viêm ruột thừa cấp là an toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm ruột thừa cấp, trì hoãn phẫu thuật, kết cục sau mổ, thời gian nằm viện, cắt ruột thừa, tỷ lệ biến chứng
Tài liệu tham khảo

2. Drake FT, et al. Time to appendectomy and risk of perforation in acute appendicitis. JAMA Surg. 2014, 149(8):837-44.

3. Claydon O, Down B and Kumar S. Patient Outcomes Related to In-Hospital Delays in Appendicectomy for Appendicitis: A Retrospective Study. Cureus. 2022, 14(3):e23034.

4. van Dijk ST, et al. Meta-analysis of in-hospital delay before surgery as a risk factor for complications in patients with acute appendicitis. Br J Surg. 2018, 105(8):933-945.

5. Livingston EH, et al. Disconnect between incidence of nonperforated and perforated appendicitis: implications for pathophysiology and management. Ann Surg. 2007, 245(6):886-92.

6. Jalava K, et al. Role of preoperative in-hospital delay on appendiceal perforation while awaiting appendicectomy (PERFECT): a Nordic, pragmatic, open-label, multicentre, non-inferiority, randomised controlled trial. The Lancet. 2023, 402(10412):1552-1561.

7. Bhangu A. Safety of short, in-hospital delays before surgery for acute appendicitis: multicentre cohort study, systematic review, and meta-analysis. Ann Surg. 2014, 259(5):894-903.
