NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ THỜI GIAN CỬA-DÂY DẪN TRONG CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA TIÊN PHÁT Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN

Trần Hòa1,2,, Triệu Quang Thái2
1 Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp mạch vành qua da. 2) Xác định thời gian cửa-dây dẫn trong can thiệp mạch vành qua da tiên phát ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (STEMI). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu trên 107 bệnh nhân STEMI nhập viện Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM và được can thiệp mạch vành qua da tiên phát trong thời gian từ 01/2024 đến 04/2024. Kết quả: STEMI vùng thành dưới chiếm tỉ lệ cao nhất với 49 (45,8%), vùng thành trước chiếm 44 (41,1%), vùng trước vách chiếm 15 (14,0%). Thời gian cửa-dây dẫn có trung vị: 59 phút (56-88), tỉ lệ thời gian cửa-dây dẫn đạt mục tiêu: 61,7%. Các phân đoạn của thời gian cửa-dây dẫn: nhập khoa cấp cứu-đo điện tâm đồ: 3 phút, đo điện tâm đồ-chẩn đoán STEMI: 8 phút, chẩn đoán STEMI-hội chẩn bác sĩ tim mạch can thiệp: 12 phút, hội chẩn bác sĩ tim mạch can thiệp-bệnh nhân đến cath-lab: 14 phút, nhập viện-đến cath-lab: 39 phút, đến cath-lab-đâm kim: 11 phút, đâm kim-dây dẫn qua sang thương: 11 phút. Kết luận: trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian cửa-dây dẫn có trung vị: 59 phút, tỉ lệ thời gian cửa-dây dẫn đạt mục tiêu: 61,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Berger Peter B., et al. Relationship between delay in performing direct coronary angioplasty and early clinical outcome in patients with acute myocardial infarction: results from the global use of strategies to open occluded arteries in Acute Coronary Syndromes (GUSTO-IIb) trial. 1999. 100(1). p.14-20.
2. Ibanez B., et al. The 2017 ESC STEMI Guidelines. 2018. 39(2). p.79-82.
3. Võ Văn Thắng, Nguyễn Trung Kiên. Khảo sát thời gian cửa-bóng trong can thiệp mạch vành tiên phát ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017-2018. Luận văn chuyên khóa cấp 2. 2019.
4. Hoàng Quốc Hòa. Rút ngắn thời gian cửa – bóng trong can thiệp mạch vành tiên phát ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tim mạch học Việt Nam. Cập nhật ngày 07/03/2012. https://timmachhoc.vn/ rut-ngn-thi-gian-ca-bong-trong-can-thip-mch-vanh-tien-phat-bnh-nhan-nhi-mau-c-tim-cp-st-chenh-len-ti-bnh-vin-nhan-dan-gia-nh/
5. Ikemura N, et al. Barriers associated with door-to-balloon delay in contemporary Japanese practice. 2017. CJ-16-0905.
6. Trần Đăng Lâm. Đánh giá kết quả áp dụng quy trình “cải tiến chất lượng” trong việc giảm thời gian “cửa-bóng” ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại Viện Tim mạch Việt Nam. Luận văn Chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội. 2020.