NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA KHÁNG SINH VÀ TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRONG VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cập nhật tình trạng đề kháng kháng sinh và xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trong viêm phổi bệnh viện (VPBV) và viêm phổi thở máy (VPTM) là cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), tình trạng đề kháng của các kháng sinh đối với vi khuẩn gây VPBV - VPTM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được chẩn đoán VPBV - VPTM điều trị tại Khoa Hô hấp - Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: 82 tác nhân được phân lập từ 64 bệnh nhân trong số 258 ca thu nhận có 53,7% VPBV, 46,3% VPTM và Gram âm là tác nhân chiếm ưu thế với tỉ lệ A. baumannii, K. pneumoniae, P. aeruginosa, E. coli lần lượt là 57,3%, 28%, 7,3% và 4,9%. Các kháng sinh được ATS/IDSA khuyến cáo điều trị vi khuẩn gram âm theo kinh nghiệm đều có MIC vượt ngưỡng đề kháng với tần suất cao. MICMeropenem ≥ 16 đối với A. baumannii và P. aeruginosa là 100%, đối với K. pneumoniae là 78,3%. MICImipenem ≥ 16 đối với A. baumannii, P. aeruginosa và K. pneumoniae cũng tương tự như Meropenem là 100%, 100% và 69,6%. Ngược lại, với MRSA, các kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm đều có MIC dưới ngưỡng đề kháng. Kết luận: Các vi khuẩn gây VPBV - VPTM đều có MIC vượt ngưỡng đề kháng với tần suất cao đối với các kháng sinh thường được dùng trên lâm sàng, và/hoặc được khuyến cáo trong đều trị. Các vi khuẩn gram âm đa kháng hầu hết đều đề kháng với kháng sinh Carbapenem nhóm 2. S. aureus vẫn còn nhạy và MIC thấp đối với các kháng sinh hiện có và được khuyến cáo hiện nay. Bệnh nhân mắc vi khuẩn đề kháng càng nhiều thuốc kháng sinh với MIC càng cao thì kết quả điều trị càng xấu, đặc biệt tỷ lệ tử vong càng cao
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm phổi bệnh viện, nồng độ ức chế tối thiểu, đề kháng kháng sinh
Tài liệu tham khảo

2. American control disease center (2020), "Ventilator - associated pneumoniae (VAP) and non-ventilator-associated pneumoniae (N-VAP) event", pp. 17.

3. Trần Văn Ngọc Trần Minh Giang (2019), "Kiểu hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi thở máy tại bệnh viện Nhân dân Gia Định", Nhà xuất bản y học Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Trương Thiên Phú Trần Thị Thanh Nga, Nguyễn Văn Khôi và cộng sự (2017), "Đặc điểm vi khuẩn và đề kháng kháng sinh trong viêm phổi bệnh viện - viêm phổi thở máy tại bệnh viện Chợ Rẫy 2015-2016", Hội nghị đề kháng kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng và bệnh viện lần thứ 4, tháng 12/2017, tr. 2.

5. Phạm Thị Ngọc Thảo, Trần Văn Ngọc, Trần Thanh Nga (2017), "Khảo sát đặc điểm kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii gây viêm phổi bệnh viện", Thời sự Y học, tr. 5.

6. Trần Văn Ngọc, Trần Thị Thanh Nga, Trần Thị Thúy Tường (2014), "Mối liên quan giữa MIC Vancomycin và hiệu quả điều trị Staphylococcus aureus đề kháng Methicillin", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 5.

7. Lê Tiến Dũng (2017), "Viêm phổi bệnh viện: đặc điểm vi khuẩn và đề kháng kháng sinh in vitro tại bệnh viện đại học Y Dược TP. HCM", Thời sự Y học. 10/2017, tr. 6.

8. Lê Bật Tân (2018), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang phổi và vi khuẩn gây bệnh của viêm phổi bệnh viện ở người lớn điều trị tại bệnh viện Phổi Trung Ương", Luận án Tiến sĩ Y học, tr. 122.
