CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚU GIÁP NHÂN LÀNH TÍNH BẰNG SÓNG CAO TẦN

Vũ Trí Thanh 1,, Trần Minh Bảo Luân2,3, Bùi Ngọc Huy1
1 Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
2 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ CHÍ Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bướu giáp nhân lành tính bằng đôt sóng cao tần. Phương pháp: Đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca được tiến hành tại Khoa Ngoại Lồng Ngực – Mạch Máu, Bệnh viện thành phố Thủ Đức. Kết quả: Từ 5/2018 đến 5/ 2023, có 70 trường hợp bướu giáp đơn nhân lành tính được điều trị bằng sóng cao tần, tuổi trung bình 45,8 ± 14,5 (22 – 75 tuổi); 57 nữ (81,4%) và 13 nam (18,6%). Nhân giáp thùy phải và thùy trái chiếm tỷ lệ gần bằng nhau lần lượt là 51,4% và 45,7%, có 2 trường hợp nằm ở vùng eo (2,9%). Đường kính trung bình nhân giáp 30,37 ± 8,58mm (20-54ml). Thể tích nhân giáp trung bình 8,39 ± 7,95ml (3,3 – 29,9ml). Hầu hết nhân giáp đều là dạng đặc 62,9%; còn lại dạng hỗn hợp và dạng nang với tỷ lệ lần lượt là 32,8% và 4,3%. Năng lượng và thời gian can thiệp tỷ lệ thuận với kích thước nhân giáp (p < 0,05). Tỷ lệ giảm thể tích trung bình của nhân giáp có xu hướng tăng dần sau can thiệp, nhiều nhất ở tháng đầu tiên với 36,88% và đạt tối đa là 75,04% ở thời điểm 6 tháng sau can thiệp; Tỷ lệ giảm thể tích trung bình ở các nhóm có tỷ lệ mô đặc khác nhau tại thời điểm 1 tháng sau can thiệp có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Kết luận: Năng lượng và thời gian can thiệp tỷ lệ thuận với Kích thước nhân giáp. Tỷ lệ giảm thể tích nhân giáp, tỷ lệ mô đặc trong nhân giáp cũng là yếu tố ảnh hường đến tỷ lệ giảm thể tích nhân giáp sau can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Muhammad H, Santhanam P, Russell JO. Radiofrequency ablation and thyroid nodules: updated systematic review. Endocrine. 2021;72: 619-632. doi:10.1007/s12020-020-02598-6
2. Khanh HQ, Vuong NL, Tien TQ. Factors Associated with the Efficacy of Radiofrequency Ablation in the Treatment of Benign Thyroid Nodules. World. 2020;12(3):118.
3. Kuo JH. Radiofrequency Ablation for Thyroid Nodules. In: Roman SA, Shen WT, Sosa JA, eds. Controversies in Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer: A Case-Based Approach. Springer International Publishing; 2023:65-77.
4. Lin W-C, Kan N-N, Chen H-L, et al. Efficacy and safety of single-session radiofrequency ablation for benign thyroid nodules of different sizes: a retrospective study. International Journal of Hyperthermia. 2020;37(1):1082-1089.
5. Bellynda M, Kamil MR, Yarso KY. Radiofrequency ablation for benign thyroid nodule treatment: New solution in our center. Int J Surg Case Rep. Aug 2022;97:107418. doi:10.1016/ j.ijscr.2022.107418
6. Cesareo R, Naciu A, Iozzino M, et al. Nodule size as predictive factor of efficacy of radiofrequency ablation in treating autonomously functioning thyroid nodules. International Journal of Hyperthermia. 2018;34(5):617-623.
7. Baek JH, Kim YS, Lee D, Huh JY, Lee JH. Benign predominantly solid thyroid nodules: prospective study of efficacy of sonographically guided radiofrequency ablation versus control condition. American Journal of Roentgenology. 2010;194(4): 1137-1142. doi:10.2214/ AJR.09.3372
8. Guang Y, He W, Luo Y, et al. Patient satisfaction of radiofrequency ablation for symptomatic benign solid thyroid nodules: our experience for 2-year follow up. BMC cancer. 2019;19:1-8.