PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHÁ RUNG (ICD) Ở BỆNH NHÂN: KINH NGHIỆM DÀI HẠN TỪ MỘT TRUNG TÂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Máy phá rung cấy dưới da (ICD) là phương pháp hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa đột tử do tim (SCD) ở bệnh nhân mắc hội chứng Brugada (BrS), một rối loạn di truyền kênh ion nguy hiểm với nguy cơ cao xuất hiện các rối loạn nhịp thất đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, việc quyết định cấy ICD và quản lý bệnh nhân BrS vẫn đối mặt với nhiều thách thức do liên quan đến các yếu tố nguy cơ cá nhân và biến chứng sau thủ thuật cấy máy. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả và độ an toàn của liệu pháp ICD tại Việt Nam, nơi có tỷ lệ mắc hội chứng BrS cao. Phương pháp: Đoàn hệ hồi cứu. Kết quả: Tổng cộng 186 bệnh nhân BrS được đặt máy khử rung ngừa đột tử tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2018 đến 2023 đã được đưa vào nghiên cứu. Đa số là nam giới (93%) với độ tuổi trung bình 45,7 ± 12,1 tuổi. Trong đó, 96,7% được cấy ICD một buồng, quá trình thủ thuật diễn ra an toàn, không ghi nhận biến chứng. Thời gian thực hiện trung bình là 51,2 ± 31,5 phút, cho thấy đây là một thủ thuật hiệu quả với độ an toàn cao. Các thông số cấy ICD như ngưỡng tạo nhịp và trở kháng đều nằm trong giới hạn bình thường, đảm bảo thiết bị hoạt động tốt. Theo dõi trung bình 34,2 ± 14,5 tháng; 4,3% bệnh nhân gặp rung thất và tất cả các trường hợp này đều được kiểm soát hiệu quả bằng sốc điện trong từ máy. Ngoài ra, các rối loạn nhịp khác như rung nhĩ và nhanh thất xuất hiện với tỷ lệ thấp. Đặc biệt, những bệnh nhân có tiền sử ngừng tim ngoài bệnh viện (OHCA) có nguy cơ cao hơn gặp các biến cố rối loạn nhịp nghiêm trọng, với tỷ lệ nguy cơ (OR) là 42 và khoảng tin cậy 95% từ 5,22 đến 422,85. Kết luận: Nghiên cứu khẳng định ICD là phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa đột tử do tim ở bệnh nhân BrS, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao. Tỷ lệ biến chứng thấp và hiệu quả cao nhấn mạnh tầm quan trọng của cấy ICD cũng như cung cấp cơ sở khoa học quan trọng để cải thiện chiến lược điều trị và xây dựng hướng dẫn lâm sàng phù hợp, đặc biệt ở các khu vực có tỷ lệ mắc BrS cao như Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ICD, hội chứng brugada, nhanh thất
Tài liệu tham khảo


2. Priori SG, Wilde AA, Horie M, et al. HRS/EHRA/APHRS expert consensus statement on the diagnosis and management of patients with inherited primary arrhythmia syndromes: document endorsed by HRS, EHRA, and APHRS in May 2013 and by ACCF, AHA, PACES, and AEPC in June 2013. Heart Rhythm. Dec 2013;10(12): 1932-63. doi:10.1016/j.hrthm.2013.05.014


3. Lee S, Li KHC, Zhou J, et al. Outcomes in Brugada Syndrome Patients With Implantable Cardioverter-Defibrillators: Insights From the SGLT2 Registry. Front Physiol. 2020;11:204. doi:10.3389/fphys.2020.00204


4. Conte G, Sieira J, Ciconte G, et al. Implantable cardioverter-defibrillator therapy in Brugada syndrome: a 20-year single-center experience. J Am Coll Cardiol. Mar 10 2015;65(9): 879-88. doi:10.1016/j.jacc.2014.12.031


5. Bonny A, Talle MA, Vaugrenard T, Taieb J, Ngantcha M. Inappropriate implantable cardioverter-defibrillator shocks in Brugada syndrome: Pattern in primary and secondary prevention. Indian Pacing Electrophysiol J. Jan-Feb 2017;17(1): 10-15. doi:10.1016/ j.ipej.2016.10.010


6. Delise P, Allocca G, Marras E, et al. Risk stratification in individuals with the Brugada type 1 ECG pattern without previous cardiac arrest: usefulness of a combined clinical and electrophysiologic approach. Eur Heart J. Jan 2011; 32(2): 169-76. doi:10.1093/eurheartj/ ehq381


7. Sieira J, Conte G, Ciconte G, et al. A score model to predict risk of events in patients with Brugada Syndrome. Eur Heart J. Jun 7 2017;38(22): 1756-1763. doi:10.1093/eurheartj/ ehx119

