MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023 – 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi bệnh viện là một trong những nhiễm trùng bệnh viện nghiêm trọng nhất, đặc biệt tại Khoa hồi sức tích cực – chống độc. Mục tiêu: Xác định mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Khoa hồi sức tích cực–chống độc, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2023–2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 245 bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Khoa hồi sức tích cực–Chống độc, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 02/2023 - 12/2024. Kết quả: Nam giới chiếm 56,3%, chủ yếu trên 60 tuổi (66,9%). Bệnh lý nền thường gặp gồm đái tháo đường (38,0%), tăng huyết áp (33,9%) và suy tim (21,6%). Klebsiella pneumoniae có tỷ lệ đề kháng cao nhất (90,6%), tiếp theo là Acinetobacter baumannii (75,3%), Escherichia coli (43,6%) và Pseudomonas aeruginosa (35,0%). Tỷ lệ siêu đề kháng cao nhất thuộc về Klebsiella pneumoniae (60,4%) và Acinetobacter baumannii (49,3%). Toàn kháng thấp, nhưng có xu hướng tăng nhẹ ở Klebsiella pneumoniae và Acinetobacter baumannii. Pseudomonas aeruginosa không ghi nhận trường hợp toàn kháng nào. Xu hướng thay đổi tỷ lệ đa đề kháng, siêu đề kháng và toàn kháng giữa 2023–2024 không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Tỷ lệ vi khuẩn gram âm đa kháng và siêu kháng trong viêm phổi bệnh viện vẫn ở mức cao, đặc biệt là Klebsiella pneumoniae và Acinetobacter baumannii.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm phổi bệnh viện, đa đề kháng, siêu đề kháng
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Thị Đoan Trinh, Thị Lan Phương Phan, Thị Minh Hòa Hoàng, và Huy Hoàng Nguyễn (2023). “Đặc điểm gây bệnh và tính kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa tại bệnh viện C Đà Nẵng ”. Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ, số 58:159-66.

3. J-L. Vincent et al (2006), “Sepsis in European intensive care units: results of the SOAP study,” Crit Care Med, vol. 34, no. 2, pp. 344–353. doi:10.1097/01.ccm.0000194725.48928.3a.


4. V. Q. Dat et al (2017), “Bacterial bloodstream infections in a tertiary infectious diseases hospital in Northern Vietnam: aetiology, drug resistance, and treatment outcome,” BMC Infect Dis, vol. 17, no. 1, p. 493. doi: 10.1186/s12879 017-2582-7


5. Quế Anh Trâm, Ngô Thị Phương Oanh (2023), “Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp tại Bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2022”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 530, Số 1/2023, tr. 302 - 306

6. Phạm Thị Ngọc Nga, Nguyễn Trí Yến Chi, Trương Thị Bích Vân (2024), “Mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gram âm thường gặp tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ năm 2019 – 2023, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 538, Số 3/2024, tr. 111 - 116"

7. P. Sawatwong et al (2019), “High Burden of Extended-Spectrum β-Lactamase-Producing Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae Bacteremia in Older Adults: A Seven-Year Study in Two Rural Thai Provinces,” Am J Trop Med Hyg, vol. 100, no. 4, pp. 943–951. doi: 10.4269/ ajtmh.18-0394.

