GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN XÂM LẤN TIM - MẠCH MÁU LỚN CỦA U TRUNG THẤT TRƯỚC

Trần Thanh Vỹ1,2,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ dính/xâm lấn của u trung thất trước vào các cấu trúc tim-mạch máu lớn đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch phẫu thuật và tiên lượng điều trị. Nghiên cứu này nhằm xác định giá trị của chuỗi xung CINE trên cộng hưởng từ (MRI) trong chẩn đoán tính chất dính hoặc xâm lấn của u trung thất trước vào các cấu trúc tim-mạch máu lân cận. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên các bệnh nhân có tổn thương choán chỗ trung thất trước, được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2023. Tất cả bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ với chuỗi xung CINE trước phẫu thuật. Mức độ dính/xâm lấn tim-mạch máu lớn, bao gồm tim, động mạch chủ ngực, động mạch phổi và tĩnh mạch chủ trên, được đánh giá dựa trên hai tiêu chí: mất chuyển động trượt và mất lớp mỡ phân cách trên hình ảnh CINE. Kết quả MRI được so sánh với đánh giá trong phẫu thuật để xác định độ chính xác chẩn đoán. Kết quả: Trong 106 bệnh nhân được nghiên cứu, CINE MRI xác định chính xác 20/23 trường hợp dính/xâm lấn tim-mạch máu lớn, với 3 trường hợp âm tính giả và 3 trường hợp dương tính giả. Độ nhạy cao nhất (100%) được ghi nhận đối với xâm lấn cơ tim, trong khi độ nhạy thấp nhất (78,6%) là đối với tĩnh mạch chủ trên. Độ đặc hiệu cao nhất thuộc về động mạch chủ ngực (95,4%) và thấp nhất là tĩnh mạch chủ trên (77,8%). Nhìn chung, CINE MRI đạt độ chính xác cao (93,2%) trong chẩn đoán xâm lấn tim-mạch máu lớn của u trung thất trước. Kết luận: Chuỗi xung CINE trên cộng hưởng từ là một phương pháp hình ảnh có giá trị trong đánh giá dính/xâm lấn tim-mạch máu lớn của u trung thất trước. Phương pháp này cung cấp thông tin quan trọng trong lập kế hoạch điều trị và cải thiện độ chính xác trong đánh giá tiền phẫu so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh truyền thống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ghigna MR, Thomas de Montpreville V. Mediastinal tumours and pseudo-tumours: a comprehensive review with emphasis on multidisciplinary approach. Eur Respir Rev. 2021;30. DOI: 10.1183/16000617.0309-2020.
2. Azour L, Moreira AL, Washer SL, Ko JP. Radiologic and pathologic correlation of anterior mediastinal lesions. Mediastinum. 2020. DOI: 10.21037/med.2019.09.
3. Carter BW. International Thymic Malignancy Interest Group Model of Mediastinal Compartments. Radiol Clin North Am. 2021;59:149-153. DOI: 10.1016/j.rcl.2020.11.007.
4. Davis RD Jr, Oldham HN Jr, Sabiston DC Jr. Primary cysts and neoplasms of the mediastinum: recent changes in clinical presentation, methods of diagnosis, management, and results. Ann Thorac Surg. 1987;44:229-237. DOI: 10.1016/s0003-4975(10)62059-0.
5. Girard N, Ruffini E, Marx A, Faivre-Finn C, Peters S. Thymic epithelial tumours: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol. 2015;26:v40-v55. DOI: 10.1093/annonc/mdv277.
6. Ong CC, Seet JE, Tam J, Teo LLS. The Diagnostic Utility of Cardiac-Gated Magnetic Resonance Imaging for Assessing Surgical Resectability of Mediastinal Tumors. Cardiovasc Imaging Asia. 2017;1:116-123.
7. Panda S, Irodi A, Daniel R, Chacko BR, Vimala LR, Gnanamuthu BR. Utility of CINE MRI in evaluation of cardiovascular invasion by mediastinal masses. Indian J Radiol Imaging. 2020;30:280-285. DOI: 10.4103/ijri.IJRI_69_20.
8. Bacha EA, Chapelier AR, Macchiarini P, Fadel E, Dartevelle PG. Surgery for invasive primary mediastinal tumors. Ann Thorac Surg. 1998;66:234-239. DOI: 10.1016/s0003-4975(98)00350-6.