GIÁ TRỊ THAM CHIẾU, ĐỘ TIN CẬY VÀ PHƯƠNG TRÌNH DỰ ĐOÁN CỦA NGHIỆM PHÁP ĐI BỘ 6 PHÚT Ở NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Nguyễn Thanh Duy1,2,, Phạm Minh Tân3, Nguyễn Thị Thanh Thủy4, Trần Văn Dần5
1 Đại học Y Dược Tp Hồ chí Minh
2 Faculté des Sciences de la Motricité Humaine, Université Libre de Bruxelles
3 Trường Đại học Kỹ thuật y dược Đà Nẵng
4 Bệnh viện PHCN Điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM
5 Hội Vật lý trị liệu Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xây dựng giá trị tham chiếu, tính tin cậy, và phương trình trình dự đoán của nghiệm pháp đi bộ 6 phút (NPĐB6P) ở người trưởng thành sống tại cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu: Người tham gia người khỏe mạnh độ tuổi từ 18 đến 80 tại thực hiện NPĐB6P hai lần và được ghi nhận thông tin nhân khẩu học, nhịp tim trước và sau thực hiện NPĐB6P. Hệ số tương quan nội bộ (Intraclass Correlation Coefficient -ICC) được dùng để kiểm tra tính tin cậy kiểm tra – kiểm tra lại. Phương pháp Bayesian Model Average để xây dựng mô hình dự đoán quãng đường đi NPĐB6P. Kết quả: Có 300 người tại 4 tỉnh thành tham gia nghiên cứu. Quãng đường đi trung bình của người khỏe mạnh tại cộng đồng là 449 ± 70,4 m và lần hai là 461 ± 75.1 m, trung bình lần đi thứ hai cao hơn lần đầu là 11,8 m KTC 95% (7,1 – 16,5) m. Nghiệm pháp có độ tin cậy cao với hệ số ICC = 0.89, Khoảng thay đổi tối thiểu có thể phát hiện được là 66,4 m. Phương trình dự đoán có hệ số xác định cao hơn, giải thích cho 62% bao gồm các thông tin giới tính, tuổi, chiều cao, và hiệu nhịp tim. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy thử nghiệm đi bộ 6 phút có tính tin cậy cao, cung cấp giá trị tham chiếu và phương trình dự đoán cho người khỏe mạnh tại cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Poh, H., Eastwood, P. R., Cecins, N. M., Ho, K. T., & Jenkins, S. C. Six‐minute walk distance in healthy Singaporean adults cannot be predicted using reference equations derived from Caucasian populations. Respirology, 2006,11(2), 211-216.
2. Wang, C., Sheu, C.-F., & Protas, E. Test-retest reliability and measurement errors of six mobility tests in the community-dwelling elderly. Asian J Gerontol Geriatr, 2009, 4(1), 8-13.
3. Portney, L. G., & Watkins, M. P. Foundations of clinical research: applications to practice (Vol. 892): Pearson/Prentice Hall Upper Saddle River, 2009, NJ.
4. Nguyen, D. T., Penta, M., Questienne, C., Garbusinski, J., Van Chinh, N., & Sauvage, C. Normative values in healthy adults for the 6-minute and 2-minute walk tests in Belgium and Vietnam: implications for clinical practice. Journal of Rehabilitation Medicine, 2024,56.
5. Thaweewannakij, T., Wilaichit, S., Chuchot, R., Yuenyong, Y., Saengsuwan, J., Siritaratiwat, W., & Amatachaya, S. Reference values of physical performance in Thai elderly people who are functioning well and dwelling in the community. Physical Therapy, 2013,93(10), 1312-1320.
6. El-Sobkey, S. B. Influence of physical activity level on Saudi reference values of 6-minute walk test. Middle East Journal of Scientific Research, 2013,16, 164-171.
7. Salbach, N. M., O’Brien, K. K., Brooks, D., Irvin, E., Martino, R., Takhar, P., Howe, J.-A. Reference values for standardized tests of walking speed and distance: a systematic review. Gait and Posture, 2015,41(2), 341-360.
8. Kervio, G., Carre, F., & Ville, N. S. Reliability and intensity of the six-minute walk test in healthy elderly subjects. Medicine and Science in Sports and Exercise, 2003,35(1), 169-174.