ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG TYPE III, IV CÓ SỬ DỤNG AQUAMANTYS
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Aquamantys là một thế hệ dao plasma hàn mạch cầm máu mới được ứng dụng trong các phẫu thuật đòi độ chính xác cao và có nhiều ưu điểm trong cầm máu. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật nội soi mũi xoang (type III, IV) có sử dụng dao plasma Aquamatys. Phương pháp nghiên cứu: can thiệp có đối chứng gồm 21 bệnh nhân nhóm nghiên cứu (có sử dụng Aquamatys) và 20 bệnh nhân nhóm chứng (không được sử dụng Aquamatys) có chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang (type III và IV) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ 8/2020 đến 8/2021. Kết quả nghiên cứu: Hệ thống Aquamantys giúp giảm thời gian phẫu thuật, giảm lượng máu mất trong phẫu thuật thông qua thời gian phẫu thuật của nhóm nghiên cứu là 78,9 ± 22,4 phút ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là 94,0 ± 21,5 phút với p < 0,05. Và lượng máu mất ở nhóm nghiên cứu là 86,7 ± 42,3 ml thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là 116,0 ± 41,8 ml với p < 0,05. Triệu chứng cơ năng theo thang VAS cho thấy sau phẫu thuật 5 ngày ở nhóm nghiên cứu có xu hướng nhẹ hơn so với nhóm chứng (p > 0,05) và sau phẫu thuật 2 tuần và 2 tháng ở nhóm nghiên cứu tương đương với nhóm chứng (p > 0,05). Triệu chứng thực thể sau phẫu thuật 2 tháng giữa 2 nhóm không thấy khác biệt với p > 0,05. Bệnh nhân có dính hay xơ sẹo trong hốc mũi thấp, không khác nhau giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. Kết luận: hệ thống Aquamantys là an toàn và có hiệu quả cầm máu trong phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nội soi mũi xoang, viêm mũi xoang mạn tính, Plasma Aquamantys, cầm máu
Tài liệu tham khảo
2. Bram R, Fiore S, McHugh D, Samara GJ, Davis RP (2017). Hemostasis in endoscopic endonasal skull base surgery using the Aquamantys bipolar sealer: Technical note. J Clin Neurosci. 41:81-85.
3. Phạm Trung Kiên (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học các tổn thương xoang một bên. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
4. Lê Đức Đông (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật của viêm mũi xoang do nấm. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội. tr78.
5. Yong Lee, Jae. (2008). Unilateral paranasal sinus diseases: analysis of the clinical characteristics, diagnosis, pathology, and computed tomography findings. Acta Oto-Laryngologica, 128(6), 621–626.
6. Marulanda G. A., Ulrich S. D., Seyler T. M. et al. (2008), Reductions in blood loss with a bipolar sealer in total hip arthroplasty, Expert review of medical devices, 5(2), 125-131.
7.Clement R. C., Kamath A. F., Derman P. B. et al. (2012), Bipolar sealing in revision total hip arthroplasty for infection: efficacy and cost analysis, The Journal of arthroplasty, 27(7), 1376-1381.
8. Ackerman S. J., Tapia C. I., Baik R. et al. (2014), Use of a bipolar sealer in total hip arthroplasty: medical resource use and costs using a hospital administrative database, Orthopedics, 37(5), e472-e481.