KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U SAU PHÚC MẠC NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt u là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với u sau phúc mạc. Tuy nhiên, u sau phúc mạc thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, với kích thước u lớn, vị trí sâu sau phúc mạc và liên quan cấu trúc quan trọng. Do đó, tỷ lệ cắt bỏ toàn bộ u còn thấp và tỷ lệ biến chứng sau mổ vẫn cao. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật u sau phúc mạc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 72 trường hợp u sau phúc mạc nguyên phát được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2022. Kết quả: 72 bệnh nhân: 23 nam (31,9%) và 49 nữ (68,1%). Độ tuổi trung bình là 45,9±14,9. 55 bệnh nhân mổ mở, 17 bệnh nhân mổ nội soi, trong đó 5 bệnh nhân phải chuyển mổ mở. 67 trường hợp (93,1%) cắt toàn bộ u; 5,6% cắt một phần u, 1,4% chỉ sinh thiết u. Giải phẫu bệnh: 49 u lành tính (68,1%) và 23 u ác tính (31,9%). Tỷ lệ phải cắt bỏ cơ quan lân cận kèm theo: 27,8%. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 11,1% và không có trường hợp tử vong sau mổ. Thời gian phẫu thuật trung bình u ác tính là 149,9±54,7 phút, u lành tính là 132,7±69,4 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 7,9±3,5 ngày. Theo dõi 13,6% bệnh nhân có tái phát, thời điểm phát hiện tái phát trung bình là 10,5±2,2 tháng. Tỷ lệ sống sau 1, 3 và 5 năm với u ác tính là 86,4%, 74,8% và 66,5%. Kết luận: Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả cho u sau phúc mạc, với tỷ lệ cắt toàn bộ u cao (93,1%), tỷ lệ tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ thấp (11,1%), không có tử vong sau phẫu thuật.cải thiện tỷ lệ sống sau 5 năm với nhóm u ác tính là 66,5%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
u sau phúc mạc nguyên phát, kết quả phẫu thuật
Tài liệu tham khảo

2. Strauss, D.C., et al., Surgical management of primary retroperitoneal sarcoma. Br J Surg, 2010. 97(5): p. 698-706.

3. Bansal, A., et al., WHO classification of soft tissue tumours 2020: An update and simplified approach for radiologists. Eur J Radiol, 2021. 143: p. 109937.

4. Neville, A. and B.R. Herts, CT characteristics of primary retroperitoneal neoplasms. Crit Rev Comput Tomogr, 2004. 45(4): p. 247-70.

5. Kaganov, O.I., et al., Single-Center Experience of Surgical Treatment of Primary Retroperitoneal Tumors. Indian J Surg Oncol, 2020. 11(3): p. 412-417.

6. Sassa, N., et al., Clinical characteristics and surgical outcomes of retroperitoneal tumors: a comprehensive data collection from multiple departments. Int J Clin Oncol, 2020. 25(5): p. 929-936.

7. Vũ, T.A., Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bướu sau phúc mạc tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2016. 20: p. 56-61.

8. Munoz, P., et al., Surgical Principles of Primary Retroperitoneal Sarcoma in the Era of Personalized Treatment: A Review of the Frontline Extended Surgery. Cancers (Basel), 2022. 14(17).

9. Ji, X.K., et al., Diagnosis and surgical treatment of retroperitoneal paraganglioma: A single-institution experience of 34 cases. Oncol Lett, 2017. 14(2): p. 2268-2280.

10. Tấn, H.D., U sau phúc mạc: Đặc điểm bệnh lý, kết quả phẫu thuật. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2018. 22: p. 146-152.
