ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH U NHẦY RUỘT THỪA TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Nguyễn Thái Bình1,2,, Đinh Văn Thư1
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
2 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

nhầy ruột thừa (UNRT) trên cắt lớp vi tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 40 bệnh nhân (BN) đã được phẫu thuật và chẩn đoán UNRT trên mô bệnh học, được chụp cắt lớp vi tính (CLVT) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2021 đến 10/2024. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 40 BN đã được phẫu thuật, chẩn đoán UNRT trên mô bệnh học và được chụp CLVT trước đó được chia thành 03 nhóm UNRT ác tính (UNRTA) (10%), lành tính viêm (UNRTV) (15%) và lành tính không viêm (UNRTL) (75%). Các trường hợp UNRT viêm hay ác tính đều có có triệu chứng lâm sàng kèm theo. Trên hình ảnh CLVT, UNRT giãn với đường kính lớn (trung bình 23.7mm), có đậm độ thấp (trung bình 20.3±9.4HU), có tỷ lệ vôi hóa thành khoảng 45%, ít gặp sỏi phân (5%). UNRT lành tính đều có thành nhẵn (100%). U nhầy viêm và ác tính đều có thâm nhiễm xung quanh ruột thừa. UNRT ác tính đều có dày thành không đều ruột thừa, có tỷ lệ mất liên tục thành cao (50%), thường có tổn thương phúc mạc, mạc nối. Kết luận: Các dấu hiệu đường kính lớn (trung bình 23.7mm), đậm độ dịch trong lòng ruột thừa thấp (trung bình 20.3HU), vôi hóa thành, không có sỏi phân gợi ý chẩn đoán UNRT. Dày thành không đều, dịch ổ bụng, tổn thương phúc mạc, mạc nối là các dấu hiệu cao gợi ý UNRT ác tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Misdraji, J.; Yantiss, R. K.; Graeme-Cook, F. M.; Balis, U. J.; Young, R. H. Appendiceal Mucinous Neoplasms: A Clinicopathologic Analysis of 107 Cases. Am. J. Surg. Pathol. 2003, 27 (8), 1089–1103. https://doi.org/10.1097/00000478-200308000-00006.
2. Louis, T. H.; Felter, D. F. Mucocele of the Appendix. Bayl. Univ. Med. Cent. Proc. 2014, 27 (1), 33–34. https://doi.org/10.1080/08998280. 2014.11929046.
3. Appendiceal mucinous cystadenoma - ClinicalKey. https://www.clinicalkey.com/#!/ content/journal/1-s2.0-S2211568413002416 (accessed 2025-01-07).
4. Rabie, M. E.; Al Shraim, M.; Al Skaini, M. S.; Alqahtani, S.; El Hakeem, I.; Al Qahtani, A. S.; Malatani, T.; Hummadi, A. Mucus Containing Cystic Lesions “Mucocele” of the Appendix: The Unresolved Issues. Int. J. Surg. Oncol. 2015, 2015, 1–9. https://doi.org/10.1155/ 2015/139461.
5. Ruiz-Tovar, J.; Teruel, D. G.; Castiñeiras, V. M.; Dehesa, A. S.; Quindós, P. L.; Molina, E. M. Mucocele of the Appendix. World J. Surg. 2007, 31 (3), 542–548. https://doi.org/10.1007/ s00268-006-0454-1.
6. Wang, H.; Chen, Y.-Q.; Wei, R.; Wang, Q.-B.; Song, B.; Wang, C.-Y.; Zhang, B. Appendiceal Mucocele: A Diagnostic Dilemma in Differentiating Malignant From Benign Lesions With CT. Am. J. Roentgenol. 2013, 201 (4), W590–W595. https://doi.org/10.2214/AJR.12.9260.
7. CT diagnosis of mucocele of the appendix in patients with acute appendicitis - PubMed. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19234237/ (accessed 2025-01-07).
8. Lien, W.-C.; Huang, S.-P.; Chi, C.-L.; Liu, K.-L.; Lin, M.-T.; Lai, T.-I.; Liu, Y.-P.; Wang, H.-P. Appendiceal Outer Diameter as an Indicator for Differentiating Appendiceal Mucocele from Appendicitis. Am. J. Emerg. Med. 2006, 24 (7), 801–805. https://doi.org/ 10.1016/j.ajem.2006. 04.003.
9. Sơn T. Q.; Thành N. T. UNRT: Thông báo lâm sàng và tổng quan y văn. Tạp Chí Nghiên Cứu Học 2024, 183 (10), 412–421. https://doi.org/10. 52852/tcncyh.v183i10.2769.
10. Bennett, G. L.; Tanpitukpongse, T. P.; Macari, M.; Cho, K. C.; Babb, J. S. CT Diagnosis of Mucocele of the Appendix in Patients with Acute Appendicitis. Am. J. Roentgenol. 2009, 192 (3), W103–W110. https://doi.org/10.2214/ AJR.08.1572.