ĐẶC ĐIỂM MÔ XƯƠNG VÀ MÔ NƯỚU MẶT NGOÀI VÙNG RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN Ở NGƯỜI VIỆT NAM THEO GIỚI TÍNH VÀ ĐỘ TUỔI

Trần Hùng Lâm1,, Võ Thị Thúy Hồng2, Nguyễn Ngọc Phúc1, Hoàng Việt1, Lê Nguyễn Hà Mi3
1 Trường Đại học Văn Lang
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, Hà Nội
3 Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc tạo ra cơ sở dữ liệu về các đặc điểm giải phẫu vùng răng trước hàm trên bao gồm mô nướu, mô xương, hình thái chân răng trước trong xương ổ,… cho từng dân tộc, giới tính và độ tuổi là rất cần thiết. Mục tiêu: Phân tích so sánh các đặc điểm vách xương và mô nướu mặt ngoài vùng răng trước hàm trên giữa nam và nữ, cũng như giữa các nhóm tuổi khác nhau ở người Việt Nam dựa vào hình ảnh CBCT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phân tích 100 hình ảnh CBCT thoả các tiêu chí chọn mẫu. Các thông số đo đạc: bề dày vách xương mặt ngoài tại các vị trí cách mào xương 1mm (điểm A), 3mm (điểm B), 5mm (điểm C) và tại chóp răng; bề dày mô nướu tại điểm A; khoảng cách từ đường nối men-xê măng đến mào xương ổ mặt ngoài (CEJ – AC) và viền nướu đến mào xương ổ mặt ngoài (GM – AC). Các giá trị được so sánh giữa giới nam và nữ, và giữa ba nhóm tuổi (< 30 tuổi, 30 – 50 tuổi, và > 50 tuổi). Kết quả: Khi so sánh giữa hai giới nam và nữ, đa số các chỉ số ở răng cửa giữa của giới nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với của giới nữ. Bề dày vách xương mặt ngoài tại C và bề dày mô nướu mặt ngoài ở răng cửa giữa giảm dần theo tuổi, CEJ – AC ở cả ba nhóm răng tăng theo tuổi, và GM – AC ở răng cửa bên giảm dần theo tuổi. Kết luận: Nhìn chung độ dày vách xương và mô nướu mặt ngoài vùng răng cửa ở nam cao hơn ở nữ, và giảm dần theo độ tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Januário A. L., Duarte W. R., Barriviera M., Mesti J. C., Araujo M. G., et al. (2011), "Dimension of the facial bone wall in the anterior maxilla: a cone-beam computed tomography study", Clin Oral Implants Res, 22(10), pp.1168-1171.
2. Braut V., Bornstein M. M., Belser U., Buser D. (2011), "Thickness of the anterior maxillary facial bone wall-a retrospective radiographic study using cone beam computed tomography", Int J Periodontics Restorative Dent, 31(2), pp.125-131.
3. Ghassemian M., Nowzari H., Lajolo C., Verdugo F., Pirronti T., et al. (2012), "The thickness of facial alveolar bone overlying healthy maxillary anterior teeth", J Periodontol, 83(2), pp.187-197.
4. Menezes C. C., Janson G., Massaro C. S., Cambiaghi L., Garib D. G. (2010), "Reproducibility of bone plate thickness measurements with Cone-Beam Computed Tomography using different image acquisition protocols", Dental Press Journal of Orthodontics, 15, pp.143-149.
5. Nowzari H., Molayem S., Chiu C. H. K., Rich S.K. (2012), "Cone beam computed tomographic measurement of maxillary central incisors to determine prevalence of facial alveolar bone width ≥2 mm", Clinical implant dentistry and related research, 14(4), pp.595-602.
6. Papapanou P. N., Wennstrom J. L. (1989), "Radiographic and clinical assessments of destructive periodontal disease", J Clin Periodontol, 16(9), pp.609-612.
7. Patcas R., Markic G., Müller L., Ullrich O., Peltomäki T., et al. (2012), "Accuracy of linear intraoral measurements using cone beam CT and multidetector CT: a tale of two CTs", Dentomaxillofac Radiol, 41(8), pp.637-644.
8. Timock A. M., Cook V., McDonald T., Leo M. C., Crowe J., et al. (2011), "Accuracy and reliability of buccal bone height and thickness measurements from cone-beam computed tomography imaging", Am J Orthod Dentofacial Orthop, 140(5), pp.734-744.