KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG NGỰC KÈM THEO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO CÓ DẪN LƯU MÀNG PHỔI ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Hữu Lư Phạm 1,, Văn Minh Dương 2
1 Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương ngực kèm theo chấn thương sọ não có dẫn lưu màng phổi đơn thuần là một bệnh cảnh lâm sàng nặng, chăm sóc và điều trị thường khó khăn, đòi hỏi tính chuyên khoa hoá cao. Nghiên cứu nhằm tổng kết và đánh giá thực trạng về điều trị và chăm sóc loại hình thương tổn phức tạp này. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang; Kết quả nghiên cứu ghi nhận ở các biến số: Tuổi, giới tính, lâm sàng, cận lâm sàng, thời gian nằm viện, kết quả điều trị… Số liệu được ghi nhận vào mẫu bệnh án nghiên cứu cho từng bệnh nhân và xử lý bằng chương trình SPSS 20.0. Kết quả: Từ tháng 01/2018 đến 12/2020 có 34 bệnh nhân chấn thương ngực có dẫn lưu màng phổi đơn thuần kèm theo chấn thương sọ não được chẩn đoán và điều trị tại Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Thời gian từ khi được dẫn lưu màng phổi đến khi rút dẫn lưu trung bình là 7.3 ngày. Thời gian nằm viện trung bình là 10 ngày. Kết quả tốt chiếm 70.6%. Kết luận: Chấn thương ngực kèm theo chấn thương sọ não có dẫn lưu màng phổi đơn thuần là một trong những là một bệnh cảnh lâm sàng nặng, chăm sóc và điều trị đòi hỏi tính chuyên khoa. Kết quả chăm sóc và điều trị nhóm bệnh nhân nghiên cứu phản ánh thực trạng loại hình thương tổn phối hợp này và cho kết quả khả quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Ước và cộng sự. Đánh giá tình hình cấp cứu chấn thương lồng ngực tại bệnh viện Việt Đức từ 2004 – 2006. Tạp chí Y học Việt Nam. 2007;328:402-413.
2. Huang F-D, Yeh W-B, Chen S-S, et al. Early Management of Retained Hemothorax in Blunt Head and Chest Trauma. World J Surg. 2018;42(7):2061-2066.
3. Nguyễn Thế Hiệp, Lê Nữ Hòa Hiệp, Nguyễn Hoài Nam và cộng sự. Kết quả điều trị chấn thương và vết thương ngực tại bệnh viện nhân dân Gia Định – TP.HCM. Tạp chí y học Việt Nam. 2008;352:483-490.
4. Zargar M, Khaji A, Karbakhsh Davari M. Thoracic injury: a review of 276 cases. Chin J Traumatol. 2007;10(5):259-262.
5. Nguyễn Trường Giang, Nghiêm Đình Phấn, Nguyễn Văn Sơn, Đặng Ngọc Hùng. Đặc điểm tổn thương và chiến thuật xử trí chấn thương ngực trong đa chấn thương. Tổng hội Y Dược học. 2006;Ngoại khoa(6):12-17.
6. Chrysou K, Halat G, Hoksch B, Schmid RA, Kocher GJ. Lessons from a large trauma center: impact of blunt chest trauma in polytrauma patients-still a relevant problem? Scand J Trauma Resusc Emerg Med. 2017;25(1):42.
7. Hildebrand F, Giannoudis PV, Griensven M van, et al. Management of polytraumatized patients with associated blunt chest trauma: a comparison of two European countries. Injury. 2005;36(2):293-302.
8. Đặng Ngọc Hùng và cộng sự. Một số nhận xét về đặc điểm triệu chứng, sơ cứu và cấp cứu chấn thương ngực kín qua 139 trường hợp tại bệnh viện 103. Tạp chí ngoại khoa. 2006;56(6):2-11.
9. J. Hugh Devitt. Blunt Chest Trauma: Anaesthesia, assessment and management. In: Can J Anaesth. 40th ed.; 1993:29-39.