ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG HÀNG NGÀY Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON CAO TUỔI

Trần Viết Lực1,2,, Nguyễn Thị Thu Hương1,2, Nguyễn Thị Hường1, Nguyễn Trung Anh1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hoạt động chức năng hàng ngày và mối liên quan với thời gian mắc và giai đoạn bệnh ở người bệnh Parkinson cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 190 người bệnh Parkinson  60 tuổi. Giai đoạn bệnh Parkinson phân loại theo Hoehn và Yahr. Hoạt động chức năng hàng ngày đánh giá theo thang điểm ADL và IADL. Kết quả: Tỉ lệ suy giảm ADL và IADL lần lượt là 51,1% và 61,1%. Có mối liên quan giữa suy giảm ADL/IADL với giai đoạn Parkinson 3-5, thời gian mắc bệnh Parkinson ≥ 6 năm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Giai đoạn bệnh Parkinson và thời gian mắc bệnh trung bình ở nhóm người bệnh suy giảm ADL/IADL cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người bệnh không phụ thuộc vào ADL/IADL (p < 0,05). Kết luận: Tỉ lệ suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày ADL và IADL ở người bệnh Parkinson cao tuổi khá cao. Có sự liên quan giữa giai đoạn bệnh Parkinson càng nặng và thời gian mắc Parkinson càng dài với suy giảm ADL và IADL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2019 - 2069. UNFPA Vietnam. Published July 8, 2021. Accessed July 2, 2023. https://vietnam. unfpa.org/vi/publications/du-bao-dan-so-viet-nam-giai-doan-2019-2069
2. Me M, Mc F. Assessment of Activities of Daily Living, Self-Care, and Independence. Archives of clinical neuropsychology : the official journal of the National Academy of Neuropsychologists. 2016;31(6). doi:10.1093/arclin/acw049
3. Choi YI, Song CS, Chun BY. Activities of daily living and manual hand dexterity in persons with idiopathic parkinson disease. Journal of Physical Therapy Science. 2017;29(3):457-460. doi:10. 1589/jpts.29.457
4. Sperens M, Georgiev D, Eriksson Domellöf M, Forsgren L, Hamberg K, Hariz GM. Activities of daily living in Parkinson’s disease: Time/gender perspective. Acta Neurologica Scandinavica. 2020;141(2):168-176. doi:10.1111/ ane.13189
5. Foster ER. Instrumental Activities of Daily Living Performance Among People With Parkinson’s Disease Without Dementia. The American Journal of Occupational Therapy. 2014; 68(3): 353-362. doi:10.5014/ajot.2014. 010330
6. Kudlicka A, Hindle JV, Spencer LE, Clare L. Everyday functioning of people with Parkinson’s disease and impairments in executive function: a qualitative investigation. Disability and Rehabilitation. 2018;40(20):2351-2363. doi:10. 1080/09638288.2017.1334240
7. Tison F, Barberger-Gateau P, Dubroca B, Henry P, Dartigues JF. Dependency in Parkinson’s disease: a population-based survey in nondemented elderly subjects. Mov Disord. 1997;12(6):910-915. doi:10.1002/mds.870120612
8. Shelkey M, Wallace M. Katz Index of Independence in Activities of Daily Living (ADL). Director. 2000;8(2):72-73.
9. Lawton MP, Brody EM. Assessment of Older People: Self-Maintaining and Instrumental Activities of Daily Living.
10. Choi SM, Yoon GJ, Jung HJ, Kim BC. Analysis of characteristics affecting instrumental activities of daily living in Parkinson’s disease patients without dementia. Neurol Sci. 2019;40(7):1403-1408. doi:10.1007/s10072-019-03860-0