ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ THẦN KINH CHẨM LỚN ĐI RA DA TRÊN XÁC NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Lê Quang Tuyền1,, Nguyễn Duy Phương1, Nguyễn Thanh Tú1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vị trí thần kinh chẩm lớn đi ra da trên xác người Việt Nam trưởng thành. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả; thực hiện trên 22 mẫu nửa đầu từ 11 xác người Việt Nam trưởng thành bảo quản formol tại bộ môn giải phẫu trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ tháng 10/2024 đến 01/2025. Phẫu tích khảo sát thần kinh chẩm lớn đoạn đi ra da, ghi nhận đặc điểm hình thái và vị trí của thần kinh. Kết quả: Nghiên cứu này ghi nhận sự hiện diện của thần kinh chẩm lớn tại vị trí đi ra da ở tất cả các trường hợp. Trong 3 dạng thần kinh, dạng xuyên qua mạc giữa cơ thang và cơ ức đòn chũm chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,8%. So với ụ chẩm ngoài, vị trí thần kinh ra da cách bên dưới ụ chẩm ngoài 30,5 ± 10,8 (mm) và cách bên ngoài ụ chẩm ngoài 20,2 ± 8,3 (mm). Vẽ một đường tròn bán kính 2cm tại vị trí giữa 1/3 trong và 1/3 giữa đường nối từ ụ chẩm ngoài đến mỏm chũm, kết quả ghi nhận 54,5% trường hợp nằm trong đường tròn và 50% tại vị trí góc phần tư dưới ngoài. Kết luận: Đặc điểm vị trí thần kinh chẩm lớn đi ra rất khác biệt giữa các chủng tộc. Vì vậy cần thêm những nghiên cứu tương tự với số liệu lớn trên người Việt Nam.­­­

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Stovner LJ. Epidemiology of headache in Europe. European Journal of Neurology 2006;13:333-45.
2. Buse D. Headache Classification Committee of the International Headache Society (IHS) The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition. Cephalalgia. 2018;38(1):1-211.
3. Choi I, Jeon SR. Neuralgias of the Head: Occipital Neuralgia. J Korean Med Sci. 2016;31(4):479-88.
4. Greher M, Moriggl B, Curatolo M, Kirchmair L, Eichenberger U. Sonographic visualization and ultrasound-guided blockade of the greater occipital nerve: a comparison of two selective techniques confirmed by anatomical dissection. Br J Anaesth. 2010;104(5):637-42.
5. Natsis K, Baraliakos X, Appell HJ, Tsikaras P, Gigis I, Koebke J. The course of the greater occipital nerve in the suboccipital region: a proposal for setting landmarks for local anesthesia in patients with occipital neuralgia. Clin Anat. 2006;19(4):332-6.
6. Tubbs RS, Watanabe K, Loukas M, Cohen-Gadol AA. The intramuscular course of the greater occipital nerve: novel findings with potential implications for operative interventions and occipital neuralgia. Surg Neurol Int. 2014;5:155.
7. Kariya K, Usui Y, Higashi N, Nakamoto T, Shimbori H, Terada S, et al. Anatomical basis for simultaneous block of greater and third occipital nerves, with an ultrasound-guided technique. J Anesth. 2018;32(4):483-92.
8. Won HJ, Ji HJ, Song JK, Kim YD, Won HS. Topographical study of the trapezius muscle, greater occipital nerve, and occipital artery for facilitating blockade of the greater occipital nerve. PLoS One. 2018;13(8):e0202448.
9. Huanmanop T, Issara I, Agthong S, Chentanez V. Evaluation of the greater occipital nerve location regarding its relation to intermastoid and external occipital protuberance to mastoid process lines. Folia Morphol (Warsz). 2021;80(3):533-41.
10. Laine G, Jecko V, Wavasseur T, Gimbert E, Vignes JR, Liguoro D. Anatomy of the Greater Occipital Nerve Implications in Posterior Fossa Approaches. Research Square. 2021.