ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, MIỄN DỊCH Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV MỚI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ARV TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI NĂM 2023 – 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay, nhiễm HIV/AIDS vẫn là đại dịch toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam ghi nhận có khoảng 249.000 người sống chung với HIV, 13445 ca nhiễm mới và 1623 ca tử vong liên quan đến HIV. Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm HIV mới được điều trị ARV sẽ cung cấp nhiều kiến thức trong việc xây dựng kế hoạch điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân mới chẩn đoán HIV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 10/2023 đến tháng 7/2024. Tiêu chuẩn chọn vào: (1) ≥ 18 tuổi; (2) 3 xét nghiệm kháng thể HIV dương tính, (3) Bắt đầu khởi trị ARV ≤ 1 tháng trước khi vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại ra: (1) có tình trạng nguy kịch cần cấp cứu hoặc nặng cần nhập viện điều trị nội trú; (2) không có khả năng đọc, hiểu, trả lời, nhớ lại, (3) không đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Có tổng cộng 76 trường hợp được ghi nhận. Độ tuổi trung vị của bệnh nhân là 33 (26 - 42,8) tuổi, với 81,6% nam giới. Trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chiếm 76,3% và 75% bệnh nhân có công việc ổn định. Lây truyền qua quan hệ tình dục chiếm 90,8%, trong đó, 2/3 trường hợp là quan hệ tình dục đồng giới nam. Bệnh lây truyền qua đường tình dục chiếm 13,1%, trong đó giang mai chiếm 9,2%. Hơn 1/2 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng (GĐLS) 3 và 4. Bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất là nấm miệng – thực quản (26,3%), lao (22,4%) và PCP (15,8%). Về đặc điểm miễn dịch: TCD4+ trung vị ban đầu là 101 tế bào/mm³, với 60,5% bệnh nhân thuộc nhóm suy giảm miễn dịch nặng. Kết luận: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có nhiều thay đổi với tỉ lệ lây truyền qua quan hệ tình dục đặc biệt là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) ngày càng cao. Tỉ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao, đặc biệt là giang mai. Đa phần được phát hiện ở giai đoạn trễ. Trong các bệnh nhiễm trùng cơ hội thì lao phổi vẫn chiếm tỉ lệ cao. Kiến nghị: Tăng cường tuyên truyền nhằm phát hiện sớm HIV/AIDS và các nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là bệnh lao. Tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
HIV/AIDS, mới chẩn đoán, GĐLS, suy giảm miễn dịch, MSM, nhiễm trùng cơ hội
Tài liệu tham khảo

2. Đoàn Văn Diễn, Nguyễn Thị Hải Yến, Trà Lâm Tuấn Vũ, et al. Khảo sát tỉ lệ nhiễm mới hiv trên người mới được chẩn đoán nhiễm HIV tại trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ năm 2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2024;(73):31-37.

3. Loghin, II, Vâţă A, Mihai IF, et al. Profile of Newly Diagnosed Patients with HIV Infection in North-Eastern Romania. Medicina (Kaunas, Lithuania). Feb 23 2023;59(3)doi:10.3390/ medicina59030440


4. Huy BV, Vernavong K, Kính NV. HBV and HCV Coinfection among HIV/AIDS Patients in the National Hospital of Tropical Diseases, Vietnam. AIDS research and treatment. 2014;2014:581021. doi:10.1155/2014/581021


5. Vương Minh Nhựt, Nguyễn Hoàng Phi, Võ Triều Lý. Đặc điểm dịch tễ và hành vi nguy cơ của bệnh nhân nam quan hệ tình dục đồng giới nhiễm HIV/AIDS có nhiễm trùng cơ hội tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024; 540(2)

6. Wu Y, Zhu W, Sun C, et al. Prevalence of syphilis among people living with HIV and its implication for enhanced coinfection monitoring and management in China: A meta-analysis. Frontiers in Public Health. 2022;10:1002342.

7. Nguyễn Thị Hoài Dung, Nguyễn Thị Dung, Phạm Thanh Tuyến. Đánh giá hiệu quả của phác đồ Acriptega trong năm đầu tiên trên người nhiễm HIV chưa từng điều trị ARV. Truyền nhiễm Việt Nam. 2023;01(41)

8. Trần Huỳnh Gia Quyến. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, sự tuân thủ điều trị và đánh giá kết quả điều trị bằng ARV của bênh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bạc Liêu năm 2016-2017. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; 2017.
