NGÃ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ LOÃNG XƯƠNG

Thị Thanh Hải Nguyễn 1,, Xuân Thanh Nguyễn 2,3, Ngọc Tâm Nguyễn 2,3, Thị Thanh Huyền Vũ 2,3, Trung Anh Nguyễn 2,3
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh Hóa
2 Bệnh viện Lão khoa Trung Ương
3 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định tỷ lệ ngã và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi có loãng xương. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 140 người cao tuổi có loãng xương khám và điều trị bệnh viện Lão Khoa Trung Ương. Kết quả: độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 73,2 ± 9,0 tuổi, tỷ lệ ngã trên người cao tuổi có loãng xương là 34,3%, trong đó 68,8% ngã vào buổi sáng, 62,5% ngã do trượt ngã, 16,7% ngã khi đứng dậy. Tỷ lệ gãy xương do ngã là 87,5%. Không có mối liên quan giữa tuổi, giới, hoàn cảnh sống với ngã trên người cao tuổi có loãng xương (p>0,05). Kết luận: Tỷ lệ gãy xương do ngã trên người cao tuổi có loãng xương rất cao. Do vậy dự phòng ngã trên người cao tuổi có loãng xương là rất quan trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fu D., Kalache A., Yoshida S.(2007), "WHO global report on falls prevention in older age". France: World Health Organization," France: World Health Organization.
2. Lúcia C.P, Raimunda B.D.S., Sirlei S.M., et al (2010), "Predictors of Falls in Women With and Without Osteoporosis", Journal of Orthopaedic & Sports Physical Therapy, 40(9), tr. 582-588.
3. Wim V, Lankveld E.S., Roland L., et al (2011), "Does osteoporosis predispose falls? a study on obstacle avoidance and balance confidence", BMC Musculoskeletal Disorders 12.
4. Paek K.W., Cho J.P., Song H.J., et al (2001), "Prevalence and associated factors of falls in the elderly community", Korean J Prev Med, 34, tr. 47–54.
5. Cooper C., Gale C.R., Aihie S. (2016), "Prevalence and risk factors for falls in older men and women: The English Longitudinal Study of Ageing", Age Ageing, 46(6), tr. 789-794.
6. Meng-Meng H., Hong-Ying P., Jie Zh., et al (2015), "Circumstances of falls and fall-related injuries among frail elderly under home care in China," International Journal of Nursing Sciences,, 2(3), tr. 237-242.
7. Morgan K., Blake A.J., Bendall M.J., (1988), "Falls by elderly people at home: prevalence and associated factors", Age Ageing, 17(6), tr. 365-72.
8. Fan T., Morrison A., Sen S.S., Weisenfluh L. (2013), " Epidemiology of falls and osteoporotic fractures: a systematic review", Clinicoecon Outcomes Res, 5, tr. 9-18.