KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN BẢO QUẢN MẪU HUYẾT TƯƠNG ĐẾN KẾT QUẢ MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HÓA SINH

Bùi Tuấn Anh1,, Nguyễn Thị Thủy1, Nguyễn Thị Mai Phương1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Xác định mức độ thay đổi kết quả xét nghiệm sau thời gian bảo quản so với trước bảo quản. (2) Xác định tương quan giữa mức độ thay đổi kết quả xét nghiệm và thời gian bảo quản. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích sử dụng mẫu bệnh phẩm máu ly tâm tách huyết tương. Đây là những mẫu thừa đã được làm xét nghiệm tại khoa Hóa Sinh bệnh viện Bạch Mai theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng. Mẫu được bảo quản theo quy trình tại khoa ở nhiệt độ 2-8⁰C. Kết quả: Các xét nghiệm sau bảo quản một ngày so với trước bảo quản có mức độ thay đổi giảm dần theo thứ tự K+, Glucose, ALT, AST, CK, Cholesterol TP,acid Uric, Albumine, Cl-, Na+. Sau bảo quản hai ngày so với trước bảo quản, mức độ thay đổi nồng độ các chất giảm dần theo thứ tự K+, Glucose, ALT, AST, CK, Cholesterol TP,acid Uric, Na+, Albumine, Cl-. Các xét nghiệm sau bảo quản ba ngày so với trước thời gian bảo quản có mức độ thay đổi giảm dần theo thứ tự  K+, Glucose, AST, ALT, CK, Cholesterol TP, Albumine, Cl-, Uric, Na+. Sau bảo quản bốn ngày so với trước bảo quản, mức độ thay đổi nồng độ các chất giảm dần theo thứ tự K+, Glucose, AST, ALT, CK, Cholesterol TP, Cl-, Albumine,acid Uric, Na+. Mẫu máu được lưu sau một đến hai ngày cho kết quả xét nghiệm thay đổi 10% so với trước bảo quản ở hầu hết các xét nghiệm, trừ xét nghiệm AST có kết quả tăng vượt bật sau hai ngày bảo quản. Kết luận: thời gian bảo quản mẫu máu ly tâm tách huyết tương có ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định nồng độ của các thông số xét nghiệm hóa sinh cơ bản . Trong đó, acid Uric có độ ổn định cao nhất là <5%, các xét nghiệm có độ ổn định thấp nhất thấp nhất là K+ và Glucose là 134,1% và 63%. Các xét nghiệm: Clo, Cholesterol TP, CK, AST, ALT có độ ổn định từ >5% đến 20%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wians FH. Clinical laboratory tests: Which, why, and what do the results mean? Lab Med. 2009; 40:105-113.
2. Manju Bala Pahwa*, K.Menaka, Minakshi, Manish Raj. Effect of storage time and temperature on serum clinical biochemistry analytes. BCAIJ, 9(4), 2015 [150-156]
3. Wians F.H. Clinical laboratory tests: Which, why, and what do the results mean? Lab. Med. 2009;40:105–113.
4. Ignatowicz A. Biobanki—wyłaniające się narzędzie badawcze ku lepszej wiedzy dotyczącej zdrowia ludzkiego i chorób. Biobanks—Emerging research tool in advancing our understanding of human health and diseases. Pomoc Rozw. 2014;2:4–12. (In Polish)
5. Lippi G., Becan-McBride K., Behúlová D., Bowen R.A., Church S., Delanghe J., Grankvist K., Kitchen S., Nybo M., Nauck M., et al. Preanalytical quality improvement: In quality we trust. Clin. Chem. Lab. Med. 2013; 51:229–241.
6. Plebani M. The detection and prevention of errors in laboratory medicine. Ann. Clin. Biochem. 2010;47:101–110.
7. Gernand W. Wskaźniki jakości w laboratoryjnej diagnostyce medycznej. Quality indicators in laboratory medical diagnostics. Diagn. Lab. 2011; 47:39–43. (In Polish)
8. Pietruczuk M., Bartoszko-Tyczkowska A. Laboratory Diagnostics. In: Neumeister B., Besenthal I., Böhm B.O., editors. Klinikleitfaden Labordiagnostik (Clinical Guide) Elsevier Urban&Partner; Wrocław, Poland: 2013. (In Polish).