TĂNG THÂN NHIỆT ÁC TÍNH: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Lê Thị Nguyệt1,, Trần Quang Hải2, Trần Hoàn2
1 Bệnh viện Đại học Phenikaa
2 Bệnh viện Saint Paul

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tăng thân nhiệt ác tính trong gây mê còn được gọi là sốt cao ác tính - là phản ứng tăng thân nhiệt đe dọa tính mạng tiến triển xảy ra trong quá trình gây mê toàn thân. Tăng thân nhiệt ác tính có cơ sở di truyền tiềm ẩn và những cá nhân dễ mắc bệnh về mặt di truyền có nguy cơ phát triển tăng thân nhiệt ác tính nếu họ tiếp xúc với bất kỳ thuốc mê đường hô hấp hoặc thuốc giãn cơ khử cực. Nó cũng có thể được mô tả là hội chứng tăng chuyển hóa ác tính. Không có đặc điểm lâm sàng cụ thể nào của tăng thân nhiệt ác tính và tình trạng này có thể gây tử vong trừ khi được phát hiện ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời, tích cực. Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng có thể gặp là nhịp tim nhanh, tăng thân nhiệt, tăng CO2 máu, nhiễm toan, cứng cơ, tiêu cơ vân, tăng kali máu, loạn nhịp tim và suy thận. Tỷ lệ tử vong nếu không điều trị đặc hiệu là 80% và giảm xuống còn 5% khi sử dụng Dantrolene. Bài viết này trình bày trường hợp một bệnh nhân 13 tuổi có tình trạng tăng thân nhiệt ác tính trong quá trình phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống bẩm sinh. Sau khi khởi mê ổn định, tư thế nằm sấp, tiến hành phẫu thuật, duy trì mê bằng thuốc mê sevoflurane. Trong quá trình duy trì mê trong phẫu thuật xuất hiện các triệu chứng EtCO2 tăng cao nhanh bất thường, mạch nhanh và tăng thân nhiệt. Bệnh nhân được xử trí theo hướng tăng thân nhiệt ác tính, loại bỏ khí mê dạng hít, hồi sức hạ thân nhiệt bảo vệ não và sử dụng Dantrolen. Sau phẫu thuật bệnh nhân được tiếp tục điều trị tại hồi sức tích cực, bệnh nhân tỉnh, các chỉ số lâm sàng và xét nghiệm ổn định, rút nội khí quản sau 24h.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. P.M.Hopkins, T.Grard, S.Dalay, B. Jenkins, A. Thacker, E.Patteril, "Guideline : Malignant hyperthemia 2020," Anaesthesia, vol. 76, pp. 655-664, 2021.
2. Rosenberg H, Pollock N, Schiemenn A, Bugar T, Stowell K, "Malignant hyperthemia: a review," Orphanet J Rare diseases, vol. 10, p. 93, 2015.
3. Litman RS, Griggs SM, et al., "Malignant hyperthemia susceptibility and releated diseases.," Anesthesiology , vol. 128, pp. 159-167, 2018.
4. Glahn K, Ellis FR, Halsal PJ, Miller SR, et al, "Recognizing and managing a maligant hyperthemia crisis: guidelines from the European Maligant hyperthemia Group.," Br.J Anaesth, vol. 105, no. 4, pp. 417-420, 2010.
5. Larach MG, Gronert GA, Allen GC, "Clinical presentation, treatment and complicatiopn of malignant hyperthemia in North American from 1987 to 2006.," Anesth Anal., vol. 110, pp. 498-507, 2010.
6. Larach MG, Localio AR, Allen GC, Denborough MA, Ellis FR, Gronert GA, et al, "A clinical grading scale to predict malignant hyperthermia susceptibility," Anaesthesiology, vol. 80, no. 9, p. 771, 1994.
7. "A protocol for the investigation of malignant hyperpyrexia (MH) susceptibility.," The European Malignant Hyperpyrexia Group. Br J Anaes, vol. 9, no. 56, p. 1267, 1984.