VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ ABI TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TẮC ĐỘNG MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI

Lâm Văn Nút1,, Nguyễn Văn Trang2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện ĐKTP Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa ABI (Ankle Brachial Index) với triệu chứng lâm sàng và tổn thương trên hình ảnh học trong chẩn đoán bệnh tắc động mạch mạn tính chi dưới (TĐMMTCD) có chỉ định phẫu thuật, đồng thời đánh giá vai trò của chỉ số ABI trong theo dõi kết quả điều trị ngoại khoa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca trên 91 bệnh nhân được chẩn đoán TĐMMTCD tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 07/2013 đến tháng 04/2014. Các bệnh nhân được đánh giá ABI trước và sau mổ, khảo sát tương quan giữa ABI với các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh học. Kết quả: Tuổi trung bình 68±15,07; nam chiếm 79,1%. ABI trung bình trước mổ 0,26±0,23 và sau mổ 0,76±0,25 (p<0,001). Khi ABI<0,4, đa số bệnh nhân ở giai đoạn Fontaine III và IV (92,3% và 92,5%); khi 0,4≤ABI<0,75, đa số ở giai đoạn Fontaine IIB (92%). Giá trị ABI giảm dần theo số lượng động mạch bị tổn thương và mức độ nặng theo phân loại TASC. Sau phẫu thuật, ABI tăng có ý nghĩa thống kê, trong đó kết quả tốt khi ABI>0,75, khá khi ABI>0,4 và thất bại khi ABI<0,4. Kết luận: Chỉ số ABI có giá trị trong chẩn đoán, đánh giá mức độ tổn thương và theo dõi kết quả điều trị ngoại khoa bệnh TĐMMTCD. ABI trước mổ ≥0,4 là yếu tố tiên lượng tốt cho kết quả phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Criqui MH, Franek AB. The prevalence of peripheral arterial disease in a defined population. Circulation 1985; 71(3): 510-515.
2. Ko SH, Bandyk DF. Interpretation and significance of ankle-brachial systolic pressure index. Semin Vasc Surg 2013; 26(2-3): 86-94.
3. Makhdoomi K, Mohammadi A, Yekta Z, et al. Correlation between ankle-brachial index and microalbuminuria in type 2 diabetes mellitus. Iran J Kidney Dis 2013; 7(3): 204-209.
4. Lê Đức Tín. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch trong điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại Học Y Dược TPHCM 2012: 64-82.
5. Matsagkas M, Kouvelos G, Arnaoutoglou E, et al. Hybrid Procedures for Patients With Critical Limb Ischemia and Severe Common Femoral Artery Atherosclerosis. Annals of Vascular Surgery 2011; 25(8): 1063-1069.
6. Dan L. Longo, Anthony S. Fauci, Dennis L. Kasper, et al. Harrison's principles of Internal Medicine, 18 ed, USA, The McGraw-Hill Companies, Inc. 2012.
7. Elizabeth Selvin. Prevalence of and Risk Factors for Peripheral Arterial Disease in the United States: Results From the National Health and Nutrition Examination Survey, 1999–2000. Circulation 2004; 110: 738-743.
8. Meijer WT. Peripheral arterial disease in the elderly: The Rotterdam Study. Arterioscler Thromb Vasc Biol 1998; 18(2): 185-192.