TỈ LỆ NHẬP VIỆN TRONG 6 THÁNG ĐẦU ĐIỀU TRỊ ARV Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV MỚI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi quan trọng, bao gồm việc chỉ định điều trị ARV sớm từ năm 2017 và sử dụng Dolutegravir (DTG) trong phác đồ bậc 1 từ năm 2019. Mặc dù vậy, đa số bệnh nhân mới điều trị ARV vẫn chiếm tỉ lệ cao trong số người nhiễm HIV/AIDS nhập viện. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhập viện và mô tả các yếu tố liên quan trong 6 tháng đầu điều trị ARV ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mới bắt đầu điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (BVBNĐ) từ tháng 10/2023 đến tháng 7/2024. Đối tượng là bệnh nhân nhiễm HIV từ 18 tuổi trở lên mới được chẩn đoán và bắt đầu điều trị ARV trong vòng một tháng. Các biến số thu thập bao gồm đặc điểm dân số, tình trạng lâm sàng, cận lâm sàng lúc bắt đầu uống ARV, số lần nhập viện và lý do nhập viện. Kết quả: Trong số 76 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 26% (20 bệnh nhân) nhập viện trong 6 tháng đầu điều trị ARV, với 88% trong số này nhập viện trong 3 tháng đầu. Các lý do nhập viện chủ yếu là bệnh lao (34,5%) và viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (26,9%). Các yếu tố liên quan đến nguy cơ nhập viện bao gồm thiếu cân (OR = 4,5), giai đoạn lâm sàng 3-4 (OR = 21,9), không tuân thủ ARV (OR = 4,1), thiếu máu (OR = 6), và CD4+ < 200 tế bào/mm³ (OR = 3,5). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy giai đoạn lâm sàng 3-4 là yếu tố độc lập ảnh hưởng đến nguy cơ nhập viện (OR = 20,31). Kết luận: Tỉ lệ nhập viện trong 6 tháng đầu điều trị ARV còn cao, đặc biệt là những bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển của bệnh. Lao chiếm tỉ lệ cao trong các nguyên nhân nhập viện. Kiến nghị: Cần chú trọng vào việc tầm soát và điều trị sớm các nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là lao cho bệnh nhân HIV trong giai đoạn đầu điều trị ARV đồng thời cần tăng cường tầm soát và phát hiện sớm HIV.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
HIV/AIDS, ARV, nhập viện, giai đoạn lâm sàng 3,4, bệnh lao, nhiễm trùng cơ hội
Tài liệu tham khảo

2. Mahale PR, Patel BS, Kasmani N. Treatment Outcomes of Dolutegravir- Versus Efavirenz-Based Highly Active Antiretroviral Therapy Regimens Among Treatment-Naive People Living With HIV. Cureus. Jun 2023;15(6):e40139. doi:10.7759/ cureus.40139


3. Nguyễn Thị Hoài Dung, Nguyễn Thị Dung, Phạm Thanh Tuyến. Đánh giá hiệu quả của phác đồ Acriptega trong năm đầu tiên trên người nhiễm HIV chưa từng điều trị ARV. Truyền nhiễm Việt Nam. 2023;01(41)

4. Nguyễn Kim Thư, Phạm Bá Hiền, Lê Xuân Toản. Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ ARV TDF+ 3TC+ DTG trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa 2020-2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;511(2)

5. Trần Minh Hoàng, Lý Quốc Công, Nguyễn Lê Như Tùng, và cs. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết cục ở bệnh nhân HIV/AIDS nhập viện tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2024;65(CD6-HNKH Bệnh viện Lê Văn Thịnh)

6. Mendicino CC, Moodie EE, Guimarães MDC, Pádua CA. Immune recovery after antiretroviral therapy initiation: a challenge for people living with HIV in Brazil. Cadernos de Saúde Pública. 2021;37:e00143520.

7. Liu Y, Hao Y, Xiao J, et al. Trends in rates and causes of hospitalization among people living with HIV in the antiretroviral therapy era: A retrospective cohort study in China, 2008-2020. Front Public Health. 2022;10:1000942. doi:10. 3389/fpubh.2022.1000942


8. World Health Organization, ed. Global Tuberculosis report 2023. 2023.
