PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC TỔN THƯƠNG VÀ U VỎ TUYẾN THƯỢNG THẬN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH THEO CẬP NHẬT CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI NĂM 2022

Võ Thị Ngọc Diễm1,2,, Nguyễn Minh Nhật3, Lê Duy Mai Huyên2, Nguyễn Thanh Duy2, Lưu Thị Thu Thảo1, Nguyễn Huy Thịnh4
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
3 Bệnh viện 30-4 - Bộ Công An
4 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong ấn bản lần thứ 5 của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2022 về phân loại u của các cơ quan thuộc hệ nội tiết, nhóm tổn thương và u vỏ tuyến thượng thận có nhiều thay đổi và cập nhật đáng kể. Việc chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời các tổn thương ở cơ quan này dựa trên các đặc điểm mô bệnh học, hình ảnh học cắt lớp vi tính và phân loại theo hướng dẫn mới, là điều thiết yếu vì có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống còn và khả năng đáp ứng của bệnh nhân, đặc biệt với những tổn thương cần phân biệt lành - ác. Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm chung (tuổi, giới, vị trí, kích thước), mô bệnh học, hình ảnh học cắt lớp vi tính và phân loại tổn thương/u vỏ tuyến thượng thận ở người trưởng thành theo cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2022. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hồi cứu cắt ngang mô tả trên 136 trường hợp tổn thương/u vỏ tuyến thượng thận ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và Bệnh viện 30-4 từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2024. Kết quả: Độ tuổi mắc bệnh rộng từ 23 đến 84 tuổi, trong đó nhóm 40-64 tuổi chiếm phần lớn (58,1%); đồng thời, tỷ lệ nữ ưu thế hơn gấp đôi nam. Về phân loại, trong nhóm lành tính chủ yếu là u tuyến vỏ thượng thận (78,7%); ngoài ra các thực thể lành tính khác như bệnh nốt, tăng sản, nang, u tủy mỡ hiện diện với tỷ lệ thấp (0,7%-10,3%). Đề tài ghi nhận 3 trường hợp carcinôm vỏ thượng thận ác tính gồm 01 ca dạng thông thường và 2 ca dạng phồng bào. Một số đặc điểm mô bệnh học có liên quan đến việc phân biệt lành-ác là số phân bào, phân bào không điển hình, hoại tử, cấu trúc lan tỏa, thành phần tế bào sáng, xâm nhập vỏ bao và xâm nhập mạch máu. Kết hợp đa thông số như hệ thống Weiss và Weiss hiệu chỉnh, hệ thống Lin-Weiss-Bisceglia, thuật toán Reticulin, thang điểm Helsinki giúp ích chẩn đoán trong những trường hợp vùng xám. Về hình ảnh học trên cắt lớp vi tính, ngưỡng 4 cm và 20 HU, cùng với APW 60% và RPW 40% cũng là những gợi ý hữu ích trong phân biệt các tổn thương lành-ác. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các đặc điểm mô bệnh học và phân loại các tổn thương/u vỏ tuyến thượng thận theo cập nhật của WHO 2022. Ngoài ra, nhấn mạnh sự cần thiết trong việc kết hợp đánh giá đa chuyên khoa (mô bệnh học và hình ảnh học), đa thông số (các thang điểm nhiều yếu tố) trong chẩn đoán; nhất là với những trường hợp vùng xám.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jing Y, Hu J, Luo R, et al. Prevalence and Characteristics of Adrenal Tumors in an Unselected Screening Population: A Cross-Sectional Study. Ann Intern Med. Oct 2022;175(10):1383-1391. doi:10.7326/m22-1619
2. Ebbehoj A, Li D, Kaur RJ, et al. Epidemiology of adrenal tumours in Olmsted County, Minnesota, USA: a population-based cohort study. Lancet Diabetes Endocrinol. Nov 2020;8(11):894-902. doi:10.1016/s2213-8587(20)30314-4
3. Liêm TT. Đặc điểm giải phẫu bệnh u tuyến thượng thận. Đại học Y dược TP.HCM; 2007.
4. SEER*Explorer. An interactive website for SEER cancer statistics [Internet]. Updated March 1 2023. Accessed August 17 2023 hscge.
5. Mete O, Erickson LA, Juhlin CC, et al. Overview of the 2022 WHO Classification of Adrenal Cortical Tumors. Endocr Pathol. Mar 2022;33(1): 155-196. doi:10.1007/s12022-022-09710-8
6. Bechmann N, Moskopp ML, Constantinescu G, et al. Asymmetric Adrenals: Sexual Dimorphism of Adrenal Tumors. J Clin Endocrinol Metab. Jan 18 2024;109(2):471-482. doi:10. 1210/clinem/dgad515
7. Grabek A, Dolfi B, Klein B, Jian-Motamedi F, Chaboissier MC, Schedl A. The Adult Adrenal Cortex Undergoes Rapid Tissue Renewal in a Sex-Specific Manner. Cell Stem Cell. Aug 1 2019;25(2):290-296.e2. doi:10.1016/j.stem.2019.04.012
8. Goel D, Enny L, Rana C, et al. Cystic adrenal lesions: A report of five cases. Cancer Rep (Hoboken). Feb 2021;4(1):e1314. doi:10.1002/ cnr2.1314
9. Espiard S, Drougat L, Libé R, et al. ARMC5 Mutations in a Large Cohort of Primary Macronodular Adrenal Hyperplasia: Clinical and Functional Consequences. J Clin Endocrinol Metab. Jun 2015;100(6):E926-35. doi:10.1210/ jc.2014-4204
10. DeLellis RA. Parathyroid tumors and related disorders. Mod Pathol. Apr 2011;24 Suppl 2:S78-93. doi:10.1038/modpathol.2010.132