THẬN Ứ NƯỚC KHỔNG LỒ: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG VÀ TỔNG QUAN Y VĂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Thận ứ nước khổng lồ được định nghĩa là khi một thận ở người trưởng thành ứ nước có hệ thống đài bể thận bị giãn lớn và chứa nhiều hơn 1 lít dịch hoặc nặng ít nhất 1,5% khối lượng cơ thể. Nguyên nhân thường gặp nhất của thận ứ nước khổng lồ ở người trưởng thành là hội chứng hẹp khúc nối bể thận niệu quản. Chúng tôi báo cáo một ca lâm sàng thận ứ nước mất chức năng khổng lồ chứa hơn 13 lít dịch được phẫu thuật cắt thận thành công qua đường nội soi sau phúc mạc. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam 52 tuổi có tiền sử vòng bụng to từ nhỏ, đợt này tình cờ phát hiện thận trái ứ nước khổng lồ. Trên phim chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, thận trái giãn lớn chứa nhiều dịch kích thước 27 x 27 x 36cm chiếm gần hết ổ bụng, thực tế dẫn lưu tổng cộng ra được 13 lít dịch. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận trái với thời gian phẫu thuật 110 phút, lượng máu mất ước tính 50ml, thời gian nằm viện sau mổ 4 ngày và theo dõi sau 1 tháng hậu phẫu không có biến chứng. Bàn luận: Trước đây tỷ lệ chẩn đoán chính xác thận ứ nước khổng lồ là dưới 50%. Cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác thận ứ nước khổng lồ. Điều trị chủ yếu của thận ứ nước khổng lồ là cắt thận có dẫn lưu thận giảm áp trước vì thận thường mất chức năng, dễ gây một số biến chứng và có nguy cơ xuất hiện các ổ loạn sản ở nhu mô thận hay đường bài xuất. Kết luận: Đối với những thận GH rất lớn (chứa > 5 lít dịch, đặc biệt chứa > 10 lít dịch) thì phương pháp tiếp cận chủ yếu vẫn là mổ mở, đường mổ nội soi khả thi nhưng đòi hỏi nhiều vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thận ứ nước khổng lồ, cắt thận, bệnh hiếm, hội chứng hẹp khúc nối bể thận niệu quản, thận mất chức năng
Tài liệu tham khảo


2. Yang WT, Metreweli C. Giant hydronephrosis in adults: the great mimic. Early diagnosis with ultrasound. Postgrad Med J. 1995;71(837):409-412. doi:10.1136/pgmj.71.837.409


3. Zengin K, Tanik S, Sener NC, et al. Incidence of renal carcinoma in non-functioning kidney due to renal pelvic stone disease. Mol Clin Oncol. 2015;3(4):941. doi:10.3892/mco.2015.550


4. Mediavilla E, Ballestero R, Correas MA, Gutierrez JL. About a Case Report of Giant Hydronephrosis. Case Rep Urol. 2013;2013: 257969. doi:10.1155/2013/257969


5. Alsunbul A, Alzahrani T, Binjawhar A, et al. Giant hydronephrosis management in the Era of minimally invasive surgery: A case series. Int J Surg Case Rep. 2020;75: 513-516. doi:10.1016/ j.ijscr.2020.09.144


6. Hemal AK, Wadhwa SN, Kumar M, Gupta NP. Transperitoneal and retroperitoneal laparoscopic nephrectomy for giant hydronephrosis. J Urol. 1999; 162(1):35-39. doi: 10.1097/00005392-199907000-00009


7. YAPANOĞLU T, ALPER F, ÖZBEY İ, AKSOY Y, DEMİREL A. Giant Hydronephrosis Mimicking an Intraabdominal Mass. Turk J Med Sci. 2007;37(3): 177-179. doi:-


8. Joseph M, Darlington D. Acute Presentation of Giant Hydronephrosis in an Adult. Cureus. 2020;12(6):e8702. doi:10.7759/cureus.8702


9. Schrader AJ, Anderer G, von Knobloch R, Heidenreich A, Hofmann R. Giant hydronephrosis mimicking progressive malignancy. BMC Urol. 2003; 3:4. doi:10.1186/ 1471-2490-3-4


10. Wirtzfeld N, Leduc F, Vaesen R. Giant Hydronephrosis: A Rare Case Report and Literature Review. Urol Int. 2023;107(6):646-652. doi:10.1159/000529033

