KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI 3D CẮT THỰC QUẢN, NẠO VÉT HẠCH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô vảy thực quản được phẫu thuật nội soi 3D cắt thực quản, nạo vét hạch hai vùng mở rộng hoặc ba vùng tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu tại Bệnh viện K từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 12 năm 2024 trên các bệnh nhân ung thư biểu mô vảy thực quản được phẫu thuật nội soi 3D cắt thực quản – nạo vét hạch hai vùng mở rộng hoặc ba vùng. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 57,0 ± 7,0 tuổi. 62,5% bệnh nhân được phẫu thuật ngay, 37,5% bệnh nhân được điều trị hóa xạ trị trước. 93,8% bệnh nhân được nạo vét hạch hai vùng mở rộng và 6,3% nạo vét hạch ba vùng. 01 trường hợp có thủng khí quản trong mổ. Thời gian phẫu thuật thì ngực trung bình 172,4 ± 47,2 phút. Lượng máu mất trung bình thì ngực là 83,3 ± 56,4ml. Biến chứng sau mổ gặp nhiều nhất là biến chứng hô hấp (27,5%) và tổn thương thần kinh thanh quản quặt ngược (TKTQQN) độ I (15%). Sau thời gian theo dõi trung bình 15,1 ± 7,2 tháng, chúng tôi ghi nhận 9 trường hợp xảy ra tái phát/di căn. Tỷ lệ sống thêm không bệnh của nhóm bệnh nhân có liên hệ với tình trạng di căn hạch và giai đoạn bệnh (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05). Kết luận: Phẫu thuật nội soi 3D cắt thực quản, nạo vét hạch là một phương pháp khả thi, an toàn và hiệu quả trong điều trị ung thư thực quản tại Việt Nam. Việc quản lý biến chứng và theo dõi toàn diện sau phẫu thuật cần được chú trọng để nâng cao hiệu quả điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư biểu mô vảy thực quản, phẫu thuật nội soi 3D cắt thực quản, nạo vét hạch trong ung thư thực quản
Tài liệu tham khảo


2. van Hagen P, Hulshof MCCM, van Lanschot JJB, et al. Preoperative chemoradiotherapy for esophageal or junctional cancer. N Engl J Med. 2012; 366(22): 2074-2084. doi:10.1056/ NEJMoa1112088


3. Ajani JA, D’Amico TA, Bentrem DJ, et al. Esophageal and Esophagogastric Junction Cancers, Version 2.2023, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology. J Natl Compr Cancer Netw JNCCN. 2023;21(4):393-422. doi:10.6004/ jnccn.2023.0019


4. Japanese Classification of Esophageal Cancer, 11th Edition: part I. Esophagus. 2017;14(1):1-36. doi:10.1007/s10388-016-0551-7


5. Mine S, Tanaka K, Kawachi H, et al. Japanese Classification of Esophageal Cancer, 12th Edition: Part I. Esophagus Off J Jpn Esophageal Soc. 2024; 21(3): 179-215. doi:10.1007/s10388-024-01054-y


6. Koterazawa Y, Oshikiri T, Takiguchi G, et al. Prophylactic cervical lymph node dissection in thoracoscopic esophagectomy for esophageal cancer increases postoperative complications and does not improve survival. Ann Surg Oncol. 2019;26:2899-2904.

7. Tsunoda S, Tsubosa Y, Sasaki K, et al. A multicenter randomized controlled trial of esophagectomy with or without prophylactic supraclavicular node dissection: a phase 3 trial (JCOG2013, MODERN3). Jpn J Clin Oncol. 2023;53(9):858-862. doi:10.1093/jjco/hyad071


8. Xin N, Ding X, Huang K, et al. Three-dimension versus two-dimension video-assisted thoracoscopic surgery for esophageal cancer: a meta-analysis. Transl Cancer Res. 2021;10(7):3448-3457. doi:10.21037/tcr-21-644


9. Kang LY, Lee WJ, Chen SS. Using three-dimensional versus two-dimensional laparoscopy in sleeve gastrectomy: A case matched comparison. Formos J Surg. 2024;57(2):63. doi:10.1097/FS9.0000000000000100

