KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC MỘT LỖ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN SỚM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Hữu Lư Phạm 1,2,, Mạnh Hiệp Nguyễn 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư phổi là một trong những ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm (I, II) trong đó có phẫu thuật nội soi một lỗ. Tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức đã triển khai thường qui phẫu thuật này và có những tổng kết bước đầu nhưng vẫn cần có tổng kết và đánh giá kết quả một cách tổng quan của phương pháp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu 37 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ từ tháng 01/2016 tới 06/2021 về các thông số trước, trong và sau mổ cùng kết quả giải phẫu bệnh.... Kết quả: Bao gồm 21 nam và 16 nữ. Tuổi trung bình 59,62 ± 8,79 (34 - 76). Kích thước khối u trung bình 2,97 cm, trong đó kích thước nhỏ nhất 1 cm; lớn nhất 5cm. Thời gian phẫu thuật 150 ± 22,58 phút (90-195). Thời gian rút dẫn lưu màng phổi trung bình 5,59 ± 1,46 ngày (3- 9). Số ngày nằm viện trung bình 7,54 ± 1,86 ngày (4-12). Không có tử vong, tai biến và biến chứng nặng trong và sau mổ. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ: 34 ung thư biểu mô tuyến và 2 ung thư biểu mô vảy, 1 ung thư khác. Giai đoạn ung thư: 18 trường hợp giai đoạn I, 19 trường hợp giai đoạn II. Kết luận: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ là một phương pháp an toàn, khả thi và có nhiều ưu điểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F., Ferlay J., Soerjomataram I. và cộng sự. (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin, 68(6), 394–424.
2. American Cancer Society (2007). Global cancer facts & figures. CA Cancer J Clin, 7, 13–56.
3. Rocco G., Martucci N., La Manna C. và cộng sự. (2013). Ten-Year Experience on 644 Patients Undergoing Single-Port (Uniportal) Video-Assisted Thoracoscopic Surgery. The Annals of Thoracic Surgery, 96(2), 434–438.
4. Fernández Prado R., Fieira Costa E., Delgado Roel M. và cộng sự. (2014). Management of complications by uniportal video-assisted thoracoscopic surgery. J Thorac Dis, 6(Suppl 6), S669–S673.
5. Sihoe A.D.L. (2014). The evolution of minimally invasive thoracic surgery: implications for the practice of uniportal thoracoscopic surgery. J Thorac Dis, 6(Suppl 6), S604–S617.
6. Gonzalez-Rivas D., Fieira E., Delgado M. và cộng sự. (2013). F-105IS UNIPORTAL THORACOSCOPIC SURGERY A FEASIBLE APPROACH FOR ADVANCED STAGES OF NON-SMALL CELL LUNG CANCER?. Interactive CardioVascular and Thoracic Surgery, 17(suppl_1), S28–S28.
7. Rodgers-Fischl P.M., Martin J.T., và Saha S.P. (2017). Video-Assisted Thoracoscopic versus Open Lobectomy: Costs and Outcomes. South Med J, 110(3), 229–233.
8. Bilgi Z., Batırel H.F., Yıldızeli B. và cộng sự. (2017). No Adverse Outcomes of Video-Assisted Thoracoscopic Surgery Resection of cT2 Non-Small Cell Lung Cancer during the Learning Curve Period. Korean J Thorac Cardiovasc Surg, 50(4), 275–280.
9. Agostini P., Lugg S.T., Adams K. và cộng sự. (2017). Postoperative pulmonary complications and rehabilitation requirements following lobectomy: a propensity score matched study of patients undergoing video-assisted thoracoscopic surgery versus thoracotomy†. Interact Cardiovasc Thorac Surg, 24(6), 931–937.