KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Hoàng1,, Lê Công Lý Hùng2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư dạ dày được điều trị phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày và đánh giá kết quả sau mổ cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu gồm 19 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định ung thư dạ dày, được phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày tại khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2024. Kết quả và bàn luận: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 64,89 ± 12,04, (thấp nhất: 34 tuổi, cao nhất: 80 tuổi). Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là trên 60 tuổi, chiếm 78,95%. Tỷ lệ nam/nữ = 2,17/1. Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng vùng thượng vị chiếm 78,95%. Ung thư biểu mô (UTBM) tuyến chiếm đa số với 89,48% trường hợp, UTBM tế bào nhẫn chiếm 10,52%. Cắt TBDD đơn thuần chiếm tỷ lệ 89,48%, có 2 trường hợp cắt TBDD mở rộng do xâm lấn đại tràng ngang, rốn lách, đuôi tụy. Thời gian mổ trung bình là 198,28±49,78 phút, không có tai biến trong mổ. Có 3 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, 2 trường hợp rò miệng nối, 1 trường hợp viêm phổi sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 14,42±7,65 ngày. Kết luận: Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày là an toàn, tỉ lệ tái biến thấp. Tuy nhiên vẫn là một phẫu thuật nặng, phúc tạp với thời gian sống thêm sau mổ ngắn đòi hòi phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Hồng Sơn. Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày. Luận Văn Tiến Sỹ Học Trường Đại Học Hà Nội 2001.
2. Võ Duy Long. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày theo giai đoạn I, II, III. Luận Văn Tiến Sỹ Học Trường Đại Học Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 2017.
3. Liu F, Huang C, Xu Z, et al. Morbidity and Mortality of Laparoscopic vs Open Total Gastrectomy for Clinical Stage I Gastric Cancer: The CLASS02 Multicenter Randomized Clinical Trial. JAMA Oncol. 2020;6(10):1590-1597. doi:10.1001/jamaoncol.2020.3152
4. Ramos MFKP, Pereira MA, Dias AR, Ribeiro U, Zilberstein B, Nahas SC. Laparoscopic gastrectomy for early and advanced gastric cancer in a western center: a propensity score-matched analysis. Updat Surg. 2021;73(5):1867-1877. doi:10.1007/s13304-021-01097-1
5. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
6. Yu J, Huang C, Sun Y, et al. Effect of Laparoscopic vs Open Distal Gastrectomy on 3-Year Disease-Free Survival in Patients With Locally Advanced Gastric Cancer: The CLASS-01 Randomized Clinical Trial. JAMA. 2019;321(20): 1983-1992. doi:10.1001/jama.2019.5359
7. Zhao B, Lu H, Luo R, et al. Different clinicopathologic features and prognostic significance of signet ring cell histology in early and locally advanced gastric cancer patients. Clin Res Hepatol Gastroenterol. 2021;45(1):101454. doi:10.1016/j.clinre.2020.05.006
8. van der Veen A, Brenkman HJF, Seesing MFJ, et al. Laparoscopic Versus Open Gastrectomy for Gastric Cancer (LOGICA): A Multicenter Randomized Clinical Trial. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol. 2021;39(9):978-989. doi:10.1200/JCO.20.01540
9. Feng X, Chen X, Ye Z, et al. Laparoscopic Versus Open Total Gastrectomy for Advanced Gastric Cancer: A Multicenter, Propensity Score-Matched Cohort Study in China. Front Oncol. 2021;11:780398. doi:10.3389/fonc.2021.780398