ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN KHE HỞ MÔI VÀ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ MỘT BÊN THUỘC NHÓM GOSLON 4 ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ CHỈNH NHA BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM CUBA

Phùng Thị Thu Hà1,, Nguyễn Đình Phúc1, Nguyễn Thị Hồng Vân1, Nguyễn Thị Thanh Châm1, Bùi Thị Oanh1, Nguyễn Đình Hà1, Nguyễn Thanh Hằng1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Khe hở môi và vòm miệng toàn bộ một bên thuộc nhóm GOSLON 4 được điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định tại bệnh viện HN Việt Nam Cuba. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 30 bệnh nhân Khe hở môi và vòm miệng toàn bộ một bên thuộc nhóm GOSLON 4 được điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định tại bệnh viện HN Việt Nam Cu Ba từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 10 năm 2023. Kết quả: Đa số bệnh nhân đến điều trị là do vấn đề về thẩm mỹ (77%, 23 BN), còn lại là do vấn đề về chức năng (13%, 4 BN) và được chuyển từ khoa khác sang khám (10%, 3 BN). Trong đó nam chiếm 43% (13 bệnh nhân), nữ chiếm 57% (17 bệnh nhân). Trong nhóm nghiên cứu, tuổi răng hỗn hợp chiếm 40%, răng vĩnh viễn chiếm 60%. Vị trí khe hở bên phải là 40% (12 BN), bên trái là 60% (18 BN). Khớp cắn loại II chiếm tỷ lệ cao nhất là 60% (18 BN), sau đó đến khớp cắn loại III chiếm tỷ lệ 40% (12 BN), không có BN nào có khớp cắn bình thường. Răng cửa giữa hàm trên xoay chiếm 73% (22 BN), không xoay chiếm 27% (8 BN). Răng cửa bên thiếu ở vùng khe hở chiếm 80% (24 BN). Kết luận: Trong nghiên cứu, tỷ lệ nữ bị KHMVM là 57% nhiều hơn nam. Khe hở cung hàm bên trái nhiều hơn bên phải. Khớp cắn loại III xương, loại II răng chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Cắn chéo 1 bên chiếm 80%, cắn chéo 2 bên chiếm 20%. Răng cửa giữa hàm trên trong nghiên cứu đa số bị xoay trục là 73%. Tỷ lệ thiếu răng cửa bên ở vùng khe hở là 80%. Tỷ lệ lệch đường giữa hàm trên là 63%

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dixon M.J., Marazita M.L., Beaty T.H. et al. (2011), “Cleft lip and palate: synthesizing genetic and environmental influences”, Nat Rev Genet, 12(3), pp.167-178.
2. Nguyễn Nguyệt Nhã (1996), “Nhận xét về tình hình dị tật khe hở môi và hàm ếch bẩm sinh tại một số tỉnh biên giới phía Bắc”, Tạp chí Y học thực hành, 6, tr.17-19.
3. Jagomagi T., Soots M., Saag M. (2010), “Epidemiologic factors causing cleft lip and palate and their regularities of occurrence in Estonia”, Stomatologija, 12(4), pp. 105-108.
4. Nguyễn Thanh Huyền (2017), “Nghiên cứu điều trị nắn chỉnh răng có ghép xương cho bệnh nhân khe hở cung hàm toàn bộ một bên”, Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
5. Meyer S., Molested K. (2013), “Long-term outcome of secondary alveolar bone grafting in cleft lip and palate patients: a 10-year follow-up cohort study”, J Plast Surg Hand Surg, 47(6), pp. 503-508.
6. Marie P., Nadia A., Agneta L.A.K. (2011), “The prevalence of various dental characteristics in the primary and mixed dentition in patients born with non-syndromic unilateral cleft lip with or without cleft palate”, Eur J Orthod, pp. 1-10.