HỘI CHỨNG LÃO KHOA VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CAO TUỔI CHƯA KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

Trần Viết Lực1,2,, Nguyễn Ngọc Tâm1,2, Nguyễn Mỹ Lan1, Nguyễn Thị Thu Hương1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các hội chứng lão khoa và mối liên quan với mức độ hoạt động thể lực (HĐTL) ở người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 cao tuổi chưa kiểm soát đường huyết. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 148 người bệnh ĐTĐ týp 2 cao tuổi chưa kiểm soát được đường huyết. Mức độ HĐTL được đánh giá bằng cách sử dụng dạng rút gọn của Bảng câu hỏi HĐTL quốc tế (IPAQ-SF). Kết quả: Một số hội chứng lão khoa thường gặp ở đối tượng nghiên cứu là sử dụng nhiều thuốc (76,4%), rối loạn giấc ngủ (66,2%), nguy cơ sarcopenia (58,1%), suy giảm ADL và IADL (56,8% và 53,4%), nguy cơ ngã cao (55,4%) và trầm cảm (20,3%). Người bệnh có suy giảm ADL, rối loạn giấc ngủ và có nguy cơ ngã cao và nguy cơ sarcopenia cho thấy tỷ lệ mức độ HĐTL thấp cao hơn. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ HĐTL thấp và suy giảm IADL, trầm cảm và sử dụng nhiều thuốc. Kết luận: nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh tỷ lệ cao của hội chứng lão khoa như sử dụng nhiều thuốc, rối loạn giấc ngủ, sarcopenia, nguy cơ ngã cao và suy giảm chức năng và mối quan hệ của các hội chứng lão khoa với mức độ HĐTL thấp ở những người bệnh ĐTĐ týp 2 cao tuổi chưa kiểm soát được đường huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization WH. World health statistics overview 2019: monitoring health for the SDGs, sustainable development goals. World Health Organization; 2019.
2. Laiteerapong N, Huang ES. Diabetes in Older Adults. In: Cowie CC, Casagrande SS, Menke A, et al., eds. Diabetes in America. 3rd ed. Bethesda (MD): National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases (US); August 2018.
3. Yang YC, Lin MH, Wang CS, et al. Geriatric syndromes and quality of life in older adults with diabetes. Geriatr Gerontol Int. 2019;19(6):518-524. doi:10.1111/ggi.13654
4. Hallal PC, Andersen LB, Bull FC, et al. Global physical activity levels: surveillance progress, pitfalls, and prospects. Lancet. 2012;380(9838): 247-257. doi:10.1016/S0140-6736(12)60646-1
5. Al-Musawe L, Torre C, Guerreiro JP, et al. Polypharmacy, potentially serious clinically relevant drug-drug interactions, and inappropriate medicines in elderly people with type 2 diabetes and their impact on quality of life. Pharmacol Res Perspect. 2020;8(4): e00621. doi:10.1002/ prp2.621
6. Trung Anh N, Ngọc Tâm N, Thị Thanh Huyền V. một số yếu tố liên quan tới chức năng hoạt động hàng ngày ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi. vmj. 2021;501(1). doi:10.51298/ vmj.v501i1.432
7. Yorston LC, Kolt GS, Rosenkranz RR. Physical activity and physical function in older adults: the 45 and up study. J Am Geriatr Soc. 2012;60(4): 719-725. doi:10.1111/j.1532-5415.2012.03906.x
8. Liccini A, Malmstrom TK. Frailty and Sarcopenia as Predictors of Adverse Health Outcomes in Persons With Diabetes Mellitus. J Am Med Dir Assoc. 2016;17(9):846-851. doi:10.1016/ j.jamda.2016.07.007
9. Ida S, Kaneko R, Nagata H, et al. Association between sarcopenia and sleep disorder in older patients with diabetes. Geriatr Gerontol Int. 2019;19(5):399-403. doi:10.1111/ggi.13627
10. Iida H, Seki T, Takegami Y, et al. Association between locomotive syndrome and fall risk in the elderly individuals in Japan: The Yakumo study. J Orthop Sci. 2024;29(1): 327-333. doi:10.1016/ j.jos.2022.11.023