MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN GOUT MẠN TÍNH

Đình Hoàng Nguyễn 1,, Doãn Phương Nguyễn 1,2, Văn Tuấn Nguyễn 1,2, Công Thiện Lê 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức Khỏe Tâm Thần- Bệnh Viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gout là bệnh khớp thường gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Ở đợt cấp của bệnh, bệnh nhân thường phải chịu nhiều đau đớn, hạn chế vận động, ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc, các mối quan hệ gây ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc của nhóm đối tượng này. Việc đánh giá các yếu tố liên quan có giá trị dự đoán khả năng trầm cảm ở nhóm đối tượng này từ đó có những can thiệp sớm cho những đối tượng nguy cơ cao. Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân Gout mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 129 bệnh nhân gout mạn tính, được chẩn đoán điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2020 đến tháng 05/2021, có sử dụng thang điểm đánh giá HAM-D và thăm khám lâm sàng. Kết quả: Có mối liên quan giữa tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố về khả năng lao động sinh hoạt, số lần vào viện, mức độ đau, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu kèm theo với kết quả có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, tình trạng hôn nhân hay thời gian mắc bệnh với trầm cảm. Kết luận: Cần có biện pháp can thiệp sớm và phù hợp cho các đối tượng có nguy cơ trầm cảm cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Quý Châu (2012), Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Jp L. và M B. (2011). The increasing burden of depression. Neuropsychiatric disease and treatment, 7(Suppl 1).
3. Simon G.E. (2001). Treating depression in patients with chronic disease. West J Med, 175(5), 292–293.
4. Lin S., Zhang H., và Ma A. (2018). Association of gout and depression: A systematic review and meta-analysis. International Journal of Geriatric Psychiatry, 33(3), 441–448.
5. Fu T., Cao H., Yin R. và cộng sự. (2018). Depression and anxiety correlate with disease-related characteristics and quality of life in Chinese patients with gout: a case-control study. Psychol Health Med, 23(4), 400–410.
6. Lower vitamin D levels are associated with depression in patients with gout. , accessed: 28/08/2021.
7. Pazcoguin J.M., Vargas M.A.S., và Manlapaz D. (2018). AB1457-HPR Aggression, depression level and gout-related characteristics among filipinos diagnosed with gouty arthritis: a cross-sectional, multi-centre study. 1860.2-1860.
8. Prior J.A., Mallen C.D., Chandratre P. và cộng sự. (2016). Gout characteristics associate with depression, but not anxiety, in primary care: Baseline findings from a prospective cohort study. Joint Bone Spine, 83(5), 553–558.
9. Changchien T.-C., Yen Y.-C., Lin C.-L. và cộng sự. (2015). High Risk of Depressive Disorders in Patients With Gout. Medicine (Baltimore), 94(52).