ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ RỬA VẾT MỔ TRONG PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Lê Văn Thành1,, Phạm Văn Bình1, Nguyễn Thị Phong Lan1, Thái Đức An1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ là biến chứng phẫu thuật phổ biến nhất. Một trong những biện pháp được sử dụng để giảm nhiễm khuẩn vết mổ là rửa vết mổ để dội sạch vết mổ với dung dịch, nhằm loại bỏ những mảnh tế bào, dịch cặn và giảm tải lượng vi khuẩn trước khi đóng vết mổ. Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại khoa Ngoại bụng 1, bệnh viện K. Đánh giá kết quả sử dụng nước muối sinh lý rửa vết mổ trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu so sánh có đối chứng trên 195 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được phẫu thuật mở. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Nhóm A - sử dụng povidone-iodine sát trùng vết mổ sau phẫu thuật; nhóm B - Sử dụng nước muối sinh lý rửa vết mổ sau khi đóng cân – cơ, trước khi khâu da. Kết quả: Rửa vết mổ bằng nước muối sinh lý làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ từ  22,4% xuống 7,2%. Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tăng lên đáng kể ở bệnh nhân có các yếu tố: tiền sử đái tháo đường; thời gian mổ kéo dài trên 3 tiếng; mổ lại trong vòng 30 ngày và thời gian nằm viện trên 14 ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Griffiths RD, Fernandez RS, Ussia CA. Is tap water a safe alternative to normal saline for wound irrigation in the community setting? J Wound Care. 2001;10(10):407-411. doi:10. 12968/jowc.2001.10.10.26149
2. Norman G, Atkinson RA, Smith TA, et al. Intracavity lavage and wound irrigation for prevention of surgical site infection. Cochrane Wounds Group, ed. Cochrane Database of Systematic Reviews. 2017;2017(10). doi:10.1002/ 14651858.CD012234.pub2
3. Phạm Văn Bình. Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Cắt Cụt Trực Tràng Đường Bụng Tầng Sinh Môn Điều Trị Ung Thư Trực Tràng Thấp. Luận án tiến sỹ Y học. Đại học Y hà Nội; 2013.
4. Wang X. Epidemiological characteristics and prevention and control strategies of colorectal cancer in China and American. doi:10.3877/cma.j. issn.2095-3224.2019.01.001
5. Cheng H, Chen BPH, Soleas IM, Ferko NC, Cameron CG, Hinoul P. Prolonged Operative Duration Increases Risk of Surgical Site Infections: A Systematic Review. Surg Infect (Larchmt). 2017;18(6):722-735. doi:10.1089/sur. 2017.089
6. Wang J, Lv W, Xu S, et al. Intraoperative incision irrigation with high-volume saline reduces surgical site infection for abdominal infections. Front Surg. 2022;9. doi:10.3389/fsurg.2022. 927896
7. Sahebally SM, McKevitt K, Stephens I, et al. Negative Pressure Wound Therapy for Closed Laparotomy Incisions in General and Colorectal Surgery: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA Surg. 2018;153(11):e183467. doi:10.1001/ jamasurg.2018.3467