KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ VI SINH HỌC GÂY VIÊM LỆ QUẢN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm lệ quản là một tình trạng viêm phần lệ quản của hệ thống lệ đạo hiếm gặp [5,9], thường dễ bỏ sót và thường kéo dài do bị chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh lý bề mặt nhãn cầu khác [3]. Các nghiên cứu đã công bố trước đây chứng minh Actinomyces israelli là mầm bệnh phổ biến nhất gây viêm lệ quản[3,5]. Trên thế giới, các tài liệu khảo sát về đặc điểm lâm sàng về viêm lệ quản khá khan hiếm. [7]. Mặt khác, tại Việt Nam việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm lệ quản hiện nay thường bị bỏ sót do hiểu biết về bệnh học cũng như tác nhân gây bệnh còn hạn chế, chẩn đoán sai thường dẫn đến các thủ thuật không cần thiết. Nên để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi tiến hành: “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và yếu tố vi sinh học gây viêm lệ quản” với mục đích nhận biết rõ hơn đặc điểm lâm sàng và các yếu tố vi sinh học gây bệnh của viêm lệ quản để góp phần chẩn đoán sớm và có hướng điều trị tốt hơn. Mục tiêu: Xác định yếu tố vi sinh học gây viêm lệ quản. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca (case series). Chúng tôi thu thập được 25 mắt thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán viêm lệ quản. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 57.16 và bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam. Triệu chứng nổi bật nhất xuất hiện ở 100% bệnh nhân là tiết dịch nhầy, mủ và ấn lỗ lệ ra mủ. Kết quả vi sinh cho thấy 88% số trường hợp cấy dương tính, trong đó có 22,73% mẫu dương tính phối hợp hai loài vi sinh vật. Vi khuẩn kỵ khí Gram dương Parvimonas micra dương tính nhiều nhất (tỉ lệ 31,82%). Kết luận: Viêm lệ quản nên được chẩn đoán nghi ngờ ở bất kì bệnh nhân nào có chảy nước mắt không giải thích được. Trước đây khi nói về viêm lệ quản nguyên phát thì sẽ nghĩ ngay đến Actinomyces, nhưng với các kết quả nghiên cứu gần đây quan niệm này đã thay đổi, vi sinh vật kỵ khí khác nổi lên như là một tác nhân phổ biến nhất là Parvimonas spp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm lệ quản, rạch lệ quản, Parvimonas micra
Tài liệu tham khảo

2. Anand S. Hollingworth, K. Kumar, V. Sandramouli, S. (2004), "Canaliculitis: the incidence of long-term epiphora following canaliculotomy", Orbit,số 23(1), tr. 19-26.

3. Ang (2013), "Genome Sequence of Parvimonas micra Strain A293, Isolated from an Abdominal Abscess from a Patient in the United Kingdom", Genome Announcements,số 1 (6), tr. e01025-13.

4. Baldursdottir E., Sigurdsson H., Jonasson L., và Gottfredsson M. (2010), "Actinomycotic canaliculitis: resolution following surgery and short topical antibiotic treatment", Acta Ophthalmol,số 88(3), tr. 367-70.

5. Brazier J. S. và Hall V. (1993), "Propionibacterium propionicum and infections of the lacrimal apparatus", Clin Infect Dis,số 17(5), tr. 892-3.

6. Briscoe D., Edelstein E., Zacharopoulos I., Keness Y., Kilman A., Zur F., và Assia E. I. (2004), "Actinomyces canaliculitis: diagnosis of a masquerading disease", Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol,số 242(8), tr. 682-6.

7. Calonge M. (2001), "The treatment of dry eye", Surv Ophthalmol,số 45 Suppl 2, tr. S227-39.

8. Demant E. và Hurwitz J. J. (1980), "Canaliculitis: review of 12 cases", Can J Ophthalmol,số 15(2), tr. 73-5.

9. Freedman J. R., Markert M. S., và Cohen A. J. (2011), "Primary and secondary lacrimal canaliculitis: a review of literature", Surv Ophthalmol,số 56(4), tr. 336-47.

10. Fulmer N. L., Neal J. G., Bussard G. M., và Edlich R. F. (1999), "Lacrimal canaliculitis", Am J Emerg Med,số 17(4), tr. 385-6.
