THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRƯỚC SINH CỦA PHỤ NỮ CÓ CON DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI XÃ CHIỀNG CƠI, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA NĂM 2023

Dương Hoàng Thành1,, Nguyễn Thị Tuyết Nhung2, Nguyễn Phương Hoa2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) luôn là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước và cả xã hội, không chỉ vì phạm vi chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan đến phần lớn dân số mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân, gia đình và xã hội. Ngành Y tế nước ta vẫn luôn không ngừng cố gắng phát triển trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, đến năm 2015, tỷ số tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản của cả nước đã giảm xuống còn 58,33 và năm 2019 tỷ số tử vong mẹ (MMR) là 46 ca trên 100.000 trẻ sinh sống, giảm 23 ca so với năm 2009. Kết quả này cho thấy Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu về giảm tỷ số tử vong mẹ sớm hơn so với kế hoạch đề ra trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự năm 2030 (45 ca/100.000 trẻ sinh sống đến năm 2030). Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả thực trạng làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Nghiên cứu thực hiện trên 3 yếu tố chăm sóc trước sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 100% các mẹ đều được khám thai trong quá trình mang thai và trước khi sinh, phần lớn ĐTNC đều được khám thai từ 3 lần trở lên (144 ĐTNC chiếm 77,01%). 78,61% bà mẹ được tiêm phòng uốn ván khi mang thai. Chỉ có 33,16% đối tượng có kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm. Đa số bà mẹ sinh con tại các bệnh viện tuyến tỉnh/ trung ương tuy nhiên còn 2,14% phụ nữ sinh con tại nhà và trong rừng, rẫy. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A woman dies every two minutes due to pregnancy or childbirth: UN agencies. Accessed March 9, 2023.https://www.who. int/news/item/23-02-2023-a-woman-dies-every-two-minutes-due-to-pregnancy-or-childbirth--un-agencies
2. New guidelines on antenatal care for a positive pregnancy experience. Accessed March 9, 2023. https://www.who.int/news/item/ 07-11-2016-new-guidelines-on-antenatal-care-for-a-positive-pregnancy-experience
3. Bộ Y Tế (2018). Niên giám thống kê y tế.
4. Viết Lộc N, Thị Nhật Giang P, Minh Hoàng V, Như Sơn T (2021). Tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. VMJ. 2021;502(1). doi:10.51298/vmj.v502i1.582
5. Nguyễn Xuân Hà (2014). Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trước sinh của phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại phường Thủy Biều, thành phố Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Huế.
6. Tran HT, Mannava P, Murray JCS, Nguyen PTT, Tuyen LTM, Hoang Anh T, Pham TQN, Nguyen Duc V, Sobel HL (2019). Early Essential Newborn Care Is Associated With Reduced Adverse Neonatal Outcomes in a Tertiary Hospital in Da Nang, Viet Nam: A Pre- Post- Intervention Study. EClinicalMedicine. 2019 Jan14;6:51-58. doi: 10.1016/j.eclinm.2018. 12.002. PMID: 31193626; PMCID: PMC6537584.
7. Nguyễn Thị Ngọc Bích. Nghiên cứu về kiểm soát tử cung ở sản phụ được xử trí tích cực giai đoạn III chuyển dạ tại BVPSTƯ, Luận văn thạc sỹ Y học.
8. Lê Thị Kim Loan (2012). Khảo sát tình hình chăm sóc trước sinh của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An năm 2011, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Huế.
9. Nguyễn Thị Thùy Linh (2017). Nghiên cứu tình hình tiêm phòng vacxin uốn ván ở phụ nữ mang thai phường Thủy Biều, thành phố Huế năm 2016, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Huế.
10. Vũ NA, Thục LTM, Nga NTH (2018). Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ mang