SO SÁNH HÌNH THÁI CUNG RĂNG HÀM TRÊN TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ CHỈNH NHA BỆNH NHÂN KHE HỞ MÔI VÀ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ MỘT BÊN GOSLON 4 BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM CU BA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh hình thái cung răng hàm trên trước và sau điều trị chỉnh nha bệnh nhân Khe hở môi và vòm miệng toàn bộ một bên GOSLON 4 bằng khí cụ cố định tại bệnh viện HN Việt Nam Cu Ba. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng có so sánh trước sau trên 30 bệnh nhân Khe hở môi và vòm miệng toàn bộ một bên thuộc nhóm GOSLON 4 được điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định tại bệnh viện HN Việt Nam Cu Ba từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 10 năm 2023. Kết quả: Sau điều trị, chiều rộng cung răng hàm trên phía trước, chiều rộng liên răng hàm nhỏ thứ nhất, chiều rộng cung răng hàm trên phía sau, chiều dài cung răng phía trước, giữa và phía sau hàm trên đều tăng lên. Tỷ lệ không lệch đường giữa trước điều trị là 37% và sau điều trị là 60%. Số mm lệch đường giữa giảm 1.34mm sau điều trị. Kết luận: Sau điều trị chỉnh nha phối hợp với ghép xương ổ răng, kích thước cung răng cả chiều dài và chiều rộng đềutăng, tỷ lệ lệch đường giữa giảm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khe hở môi vòm miệng toàn bộ một bên, Goslon 4, khí cụ cố định, ghép xương ổ răng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba
Tài liệu tham khảo

2. Li W., Lin J. (2007), “Dental arch width stability after quad helix and edgewise treatment in complete unilateral cleft lip and palate”, Angle Orthod, 77(6), pp. 1067-1072.

3. Nguyễn Thanh Huyền (2017), “Nghiên cứu điều trị nắn chỉnh răng có ghép xương cho bệnh nhân khe hở cung hàm toàn bộ một bên”, Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.

4. Schiffman P.H., Tuncay O.C. (2001), “Maxillary expansion: a meta analysis”, Clin Orthod Res, 4(2), pp.86-96

5. Jia H., Li W., Lin J. (2008), “Maxillary protraction effects on anterior crossbites. Repaired unilateral cleft versus non cleft prepubertal boys”, Angle Orthod, 78(4), pp. 617-624.
