KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM XƯƠNG HÀM VÀ XOANG HÀM TRÊN TẠI VÙNG MẤT RĂNG HÀM LỚN HÀM TRÊN BẰNG PHIM CT CONE BEAM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CUBA NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát kích thước, mật độ xương hàm và đặc điểm xoang hàm trên tại vùng mất răng hàm lớn hàm trên bằng phim CT Cone Beam tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba. Đối tượng: File DICOM phim CTCB của bệnh nhân mất răng hàm lớn hàm trên chụp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba từ tháng 01/2024 đến tháng 04/2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 98 vùng mất răng hàm lớn hàm trên với tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,4, tỉ lệ nam, nữ lần lượt là 48% và 52%. Chiều cao xương hàm >4mm chiếm tỉ lệ cao (85,7%) với hai nhóm 4-8mm và >8mm lần lượt chiếm tỉ lệ 41,8% và 43,9%. Khi mất một răng, chiều rộng xương hàm >6mm chiếm ưu thế ( chiếm 58,8% số vùng mất một răng). Khi mất hai răng, chiều rộng xương hàm <6mm chiếm ưu thế (chiếm 61,5% số vùng mất hai răng). Khi mất một răng, chiều dài xương hàm <12mm trong đó nhóm 8-12mm chiếm tỉ lệ cao 81,5%. Khi mất hai răng, chiều dài xương hàm >8mm với tỉ lệ tương đương nhau ở hai nhóm 8-12mm và >14mm. Không bắt gặp mật độ xương D1 và D2. Chủ yếu gặp xương D4 và D5 với tỉ lệ lần lượt là 37,8% và 55,1%. Tỉ lệ niêm mạc xoang có hình thái bất thường chiếm 37,8% với hai nhóm dảy phẳng và polyp lần lượt chiếm tỉ lệ 33,7% và 4,1%. Độ dày niêm mạc xoang >2mm chiếm 36,7%. Tỉ lệ xuất hiện vách xoang là 14%. Kết luận: Sự khác biệt chiều rộng xương hàm theo số lượng răng mất có ý nghĩa thống kê, không có mật độ xương D1 và D2, tỉ lệ niêm mạc xoang có hình thái bất thường chiếm tỉ lệ khá cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
mất răng hàm lớn hàm trên, kích thước, Coan Beam CT
Tài liệu tham khảo

2. Acharya A, Hao J, Matheos N et al (2014). Residual ridge dimensions at endentulous maxillary first molar site and periodontal bone loss among two ethnic cohorts seeking tooth replacement. Cin Oral Impl, Res. 25, 2013, p 1386-1394.

3. Đoàn Thanh Tùng, Võ Trương Như Ngọc (2013). Phân tích độ dày màng xoang, chiều cao sống hàm vùng mất răng sau hàm trên bằng Cone beam CT ứng dụng trong cấy ghép Implant có nâng xoang. Tạp chí Y học Thực hành (876) – số 7

4. Chao, Y.L., Chen, H.H. et al (2010). Meta-regression analysis of the initial bone height for predicting implant survical rates of two sinus elevation procedures. Journal of Clinical Periodontology 37: 456-465.

5. Klijin, R.J., Brinkhorst, E.M et al (2012). Predictive value of ridge dimensions on autologous bone graft resorption in staged maxillary sinus augmentation surgery using Cone-Beam CT. Clinical Oral Implants Research 23: 409-415.

6. Đàm Văn Việt (2013). Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

7. Vũ Việt Hà (2013). Nhận xét tình trạng xương hàm tại vùng mất răng và các răng kế cận ở bệnh nhân mất răng đơn lẻ được chụp phim CT Cone Beam. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

8. Sogo M, Ikebe K et al (2012). Assessment of bone density in the posterior maxilla based on Hounsfield unit to enhance the intial stability of implants. Clin Implant Dent Relat Res 14 Suppl 1:3183-7.

9. Shanbhag S, Karnik P, Shirke P et al (2014). Cone-beam computed tomographic analysis of sinus membrane thickness, ostium patency, and residual ridge heights in the posterior maxilla: implications for sinus floor elevation. Clin Oral Impl Res, 25, 2014, 755-760.

10. Janner, S,F., Caversacio et al (2011). Characteristics and dimension of the Schneiderian membrane: a radiographic analysis using cone beam computed tomography in patiens referred for dental implant surgery in the posterior maxilla. Clin Oral Implant Research 22: 1446-1453.
