CHỈ SỐ THANG ĐÁNH GIÁ ĐAU THEO SỐ (NPRS) TRÊN ĐỐI TƯỢNG CAN THIỆP LIỆU PHÁP SÓNG XUNG KÍCH NGOÀI CƠ THỂ TRÊN ĐIỂM ĐAU CỦA CƠ THANG BÓ TRÊN

Phạm Xuân Hiệp1,, Trần Thị Diệp1, Lê Thị Huỳnh Như1
1 Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Cột sống cổ là một trong những vùng có cấu tạo khá phức tạp với nhiều thành phần nhỏ tạo nên một phức hợp và thực hiện nhiều chức năng quan trọng trên cơ thể người. Đau cổ mãn tính có thể góp phần gây ra các vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm, làm phức tạp thêm việc quản lý và điều trị tình trạng này. Hơn nữa, những người có các vấn đề vùng cổ có thể gặp những hạn chế về khả năng làm việc, dẫn đến giảm năng suất và tiềm ẩn căng thẳng về tài chính. Điều trị các vấn đề vùng cổ thường liên quan đến cách tiếp cận liên ngành, bao gồm kiểm soát cơn đau, vật lý trị liệu, nội khoa, chăm sóc chỉnh hình và trong trường hợp nghiêm trọng là can thiệp phẫu thuật. Can thiệp sớm và chăm sóc y tế kịp thời đối với bất kỳ cảm giác khó chịu hoặc đau đớn nào liên quan đến cổ có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của các vấn đề nhỏ thành các khiếm khuyết nghiêm trọng hơn. Có thể nói, đau là một vấn đề cấp thiết cần được cải thiện trên các đối tượng có các khiếm khuyết vùng cổ. Đau là một vấn đề chủ quan đến từ chính người bệnh nhưng đó cũng sẽ là nền tảng cung cấp cho người điều trị tìm thấy các dấu hiệu của bệnh hay các vấn đề của người bệnh từ đó có thể đưa ra hướng can thiệp phù hợp. Tại Việt Nam, sóng xung kích trong Vật lý trị liệu đã được sử dụng rộng rãi tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam đánh giá tính hiệu quả của nó trên các đối tượng trong nước chủ yếu dựa vào các chứng cứ y học của nước ngoài. Mục tiêu: So sánh sự thay đổi trước sau can thiệp về thang đánh giá đau theo số (NPRS) ở các đối tượng can thiệp liệu pháp sóng xung kích ngoài da cũng như so sánh sự khác biệt về thay đổi chỉ số NPRS giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp mô tả trên 45 đối tượng được chẩn đoán đau vùng cổ gáy (M54.2) hoặc thoái hóa cột sống cổ (M47) có điểm đau tại cơ thang bó trên đến khám và điều trị tại bệnh viện YHCT TP.HCM. Nhóm điều trị được can thiệp sóng xung kích 1500 xung, tần số 10 Hz, mức năng lượng 120 J và nhóm chứng can thiệp sóng xung kích 500 xung, tần số 5 Hz, mức năng lượng 60 J trong vòng 5 tuần. Chỉ số NPRS được thu thập ở các đối tượng trước và sau can thiệp. Kết quả: Thang đo NPRS trong nghiên cứu chúng tôi đã ghi nhận sự thay đổi đáng kể trên nhóm can thiệp tiêu chuẩn trước và sau điều trị lần lượt là 6.04±1.6 và 2.37±1.43 (p<0.0001) với mức độ giảm khoảng 2,54 lần so với sự thay đổi gần 2 lần ở nhóm can thiệp tối thiểu. Kết luận: Nghiên cứu đánh giá được tính hiệu quả cải thiện tình trạng đau của các đối tượng có điểm đau trên cơ thang bó trên một cách rõ rệt qua can thiệp của sóng xung kích với thời gian khuyến cáo là 5 lần điều trị liên tiếp trong 5 tuần, cường độ cho phép là 120J với 1500 shocks và tần số 16Hz. Có thể tiếp tục ứng dụng sóng xung kích với liều lượng khuyến cáo tương tự cho các điểm đau trên các vị trí cơ khác nhau trên cơ thể và nghiên cứu làm tiền đề cho một số các hướng ứng dụng tiếp theo trong tương lai có liên quan đến các vị trí đau trên cơ và cả trên gân cơ. Đây cũng có thể là cơ sở so sánh với các phương thức trị liệu khác như sóng siêu âm hay Laser hoặc một số các can thiệp khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S. Joshi, "extracorporeal shockwave therapy for myofascial pain syndrome of the upper trapezius: a systematic review," International Journal of Medical Science and Public Health Research, vol. 4, no. 06, pp. 09-12, 2023.
2. Ishaq, P. Mehta, I. W. Skinner, M. K. Bagg, J. Bier, and A. P. J. J. o. C. E. Verhagen, "Treatment classifications and interventions for neck pain: a scoping review," vol. 159, pp. 1-9, 2023.
3. M. Király, T. Bender, and K. Hodosi, "Comparative study of shockwave therapy and low-level laser therapy effects in patients with myofascial pain syndrome of the trapezius," Rheumatology international, vol. 38, no. 11, pp. 2045-2052, 2018.
4. G. A. Hawker, S. Mian, T. Kendzerska, and M. French, "Measures of adult pain: Visual analog scale for pain (vas pain), numeric rating scale for pain (nrs pain), mcgill pain questionnaire (mpq), short‐form mcgill pain questionnaire (sf‐mpq), chronic pain grade scale (cpgs), short form‐36 bodily pain scale (sf‐36 bps), and measure of intermittent and constant osteoarthritis pain (icoap)," Arthritis care & research, vol. 63, no. S11, pp. S240-S252, 2011.
5. H. M. Ji, H. J. Kim, and S. J. Han, "Extracorporeal shock wave therapy in myofascial pain syndrome of upper trapezius," Annals of rehabilitation medicine, vol. 36, no. 5, pp. 675-680, 2012.
6. D. A. Mohamed, R. M. Kamal, M. M. Gaber, and Y. M. Aneis, "Combined Effects of Extracorporeal Shockwave Therapy and Integrated Neuromuscular Inhibition on Myofascial Trigger Points of Upper Trapezius: A Randomized Controlled Trial," (in eng), Ann Rehabil Med, vol. 45, no. 4, pp. 284-293, Aug 2021.
7. Ö. Gezgİnaslan and S. G. Atalay, "High-energy flux density extracorporeal shock wave therapy versus traditional physical therapy modalities in myofascial pain syndrome: A randomized-controlled, single-blind trial," Archives of Rheumatology, vol. 35, no. 1, p. 78, 2019.