MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ÁP LỰC NỘI SỌ Ở NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm nhận xét một số yếu tố liên quan đến áp lực nội sọ ở người bệnh chấn thương sọ não nặng. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 45 người bệnh chấn thương sọ não nặng tại Trung tâm phẫu thuật thần kinh – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Kết quả nghiên cho thấy: người bệnh chủ yếu là nam giới (93,0%), tuổi trung bình là 36,36 ± 17,77 và nguyên nhân chấn thương thường gặp là do tai nạn giao thông (86,7%). Có mối liên quan giữa áp lực nội sọ với phản xạ đồng tử. Áp lực nội sọ cao nhất là ở những người bệnh có đồng tử 2 bên giãn – không phản xạ (p = 0,045). Có mối tương quan giữa áp lực nội sọ với tuổi, điểm Glasgow, di lệch đường giữa và huyết áp trung bình động mạch. Glasgow trước mổ giảm đi 1 điểm thì nguy cơ áp lực nội sọ sẽ tăng 2,759 mmHg. Di lệch đường giữa tăng 1 mm thì nguy cơ điểm áp lực nội sọ sẽ tăng 1,222 mmHg. Và huyết áp trung bình động mạch tăng 1 mmHg thì nguy cơ điểm áp lực nội sọ sẽ tăng 0,411 mmHg. Kết luận: nếu có 4 yếu tố đồng thời xuất hiện bao gồm: đồng tử đồng tử 2 bên giãn – mất phản xạ, điểm Glasgow giảm dần, di lệch đường giữa tăng dần và huyết áp trung bình động mạch tăng dần thì lúc đó áp lực nội sọ tăng đạt cao đến mức độ cần phải can thiệp bằng phẫu thuật
Chi tiết bài viết
Từ khóa
áp lực nội sọ, chấn thương sọ não nặng, đồng tử giãn, dịch chuyển đường giữa, huyết áp động mạch
Tài liệu tham khảo


2. Ammar R, Chelly H, Kolsi F, et al. Decompressive craniectomy after traumatic brain injury: An observational study of 147 patients admitted in a Tunisian ICU. Interdiscip Neurosurg. 2022;27:101421. doi:10.1016/j.inat.2021.101421


3. Stocchetti N, Maas AIR. Traumatic intracranial hypertension. N Engl J Med. 2014;370(22):2121-2130. doi:10.1056/NEJMra1208708


4. Nasi D, Dobran M, Di Rienzo A, et al. Decompressive Craniectomy for Traumatic Brain Injury: The Role of Cranioplasty and Hydrocephalus on Outcome. World Neurosurg. 2018;116: e543-e549. doi:10.1016/j.wneu.2018. 05.028


5. Huang YH, Lee TC, Lee TH, Liao CC, Sheehan J, Kwan AL. Thirty-day mortality in traumatically brain-injured patients undergoing decompressive craniectomy. J Neurosurg. 2013;118(6):1329-1335. doi:10.3171/2013.1.JNS121775


6. Zhou JK, Zhang QS, Chen YQ, et al. Use of Hematocrit for Short-Term Prognosis of Patients with Traumatic Brain Injury After Decompressive Craniectomy. World Neurosurg. 2019;123:e141-e146. doi:10.1016/j.wneu.2018.11.095


7. Yuan Q, Liu H, Wu X, Sun Y, Hu J. Comparative study of decompressive craniectomy in traumatic brain injury with or without mass lesion. Br J Neurosurg. 2013;27(4):483-488. doi:10.3109/02688697.2013.763897


8. Marshall LF, Marshall SB, Klauber MR, et al. A new classification of head injury based on computerized tomography. J Neurosurg. 1991;75(Supplement): S14-S20. doi:10.3171/ sup.1991.75.1s.0s14


9. Skaansar O, Tverdal C, Rønning PA, et al. Traumatic brain injury—the effects of patient age on treatment intensity and mortality. BMC Neurol. 2020;20(1):376.doi:10.1186/s12883-020-01943-6


10. Chen JW, Gombart ZJ, Rogers S, Gardiner SK, Cecil S, Bullock RM. Pupillary reactivity as an early indicator of increased intracranial pressure: The introduction of the Neurological Pupil index. Surg Neurol Int. 2011;2:82. doi:10.4103/2152-7806.82248

