NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VÀ MÔ BỆNH HỌC UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ

Huỳnh Quang Huy1,
1 Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch – Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm tuổi, giới số và phân loại mô bệnh học ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đối tượng, phương pháp: 318 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh tại khoa Ung bướu và Y học hạt nhân - Bệnh viện Bạch Mai, từ 11/2015-10/2018. Nghiên cứu mô tả, hồi cứu. Các biến số nghiên cứu gồm: tuổi, giới, phân loại mô bệnh học UTP KTBN (UTP biểu mô tuyến, UTP tế bào lớn, UTP tế bào vảy). Kết quả: UTP KTBN gặp nhiều ở nhóm tuổi 51-70, chiểm tỉ lệ 76,8%. Tuổi thấp nhất 26; lớn nhất 88; trung bình 60,9±9,1 tuổi. Nam giới chiếm tỉ lệ nhiều hơn nữ (69,2% so với 30,8%, p<0,01). Tỉ lệ nam / nữ = 2,2/1. Phần lớn trường hợp là UTP KTBN là UTP biểu mô tuyến (chiếm 87,4%), tiếp đến là UTP tế bào vảy (8,8%) và UTP tế bào lớn (3,8%). Phân loại mô bệnh học không khác biệt theo giới và các nhóm tuổi. Kết luận: Ung thư phổi là bệnh lý ác tính khá phổ biến của hệ hô hấp và là loại thường gặp nhất của bệnh ung thư ở nam giới. Phân loại mô bệnh học giúp lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sorensen M, Pijls-Johannesma M, Felip E, et al. (2010). Small-cell lung cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol, 21 Suppl 5: v120-5.
2. Nguyễn Bá Đức (2006). Tình hình ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2001-2004. Tạp chí Y học thực hành: 9-19.
3. Koizumi T, Fukushima T, Hamanaka K, et al. (2013). Surgical outcomes in patients with small cell lung cancer: comparative analysis of computed tomograpy-detected patients with others. World J Surg Oncol, 11: 61.
4. Park MR, Park YH, Choi JW, et al. (2014). Progression-free survival: an important prognostic marker for long-term survival of small cell lung cancer. Tuberc Respir Dis (Seoul), 76(5): 218-25.
5. Hollings N and Shaw P (2002). Diagnostic imaging of lung cancer. Eur Respir J, 19(4): 722-42.
6. Wolley SMR, P.B (2008). The use of PET and PET/CT scanning in lung cancer. AsianCardiovasc Thorac Ann, 16: 353-354.
7. Fletcher JW, Kymes SM, Gould M, et al. (2008). A comparison of the diagnostic accuracy of 18F-FDG PET and CT in the characterization of solitary pulmonary nodules. J Nucl Med, 49(2): 179-85.
8. Swensen SJ, Jett JR, Hartman TE, et al. (2003). Lung cancer screening with CT: Mayo Clinic experience. Radiology, 226(3): 756-61.