KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY SAU HOÁ CHẤT TIỀN PHẪU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như kết quả sớm và kết quả lâu dài ở bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày được phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày sau hoá chất tiền phẫu tại bệnh viện K. Đối tượng: 55 bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày được điều trị hoá chất tiền phẫu sau đó được phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày tại Bệnh viện K từ tháng 1/2017 – tháng 1/2024. Kết quả: Đặc điểm bệnh nhân: Tuổi trung vị là 55 tuổi, tỷ lệ Nam/Nữ là 1,4/1. Chỉ 25,5% bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày. Triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng thượng vị 96,4%, đây cũng là lý do chính khiến bệnh nhân đi khám (63,6%). Vị trí u tâm phình vị chiếm 49,1%, sau đó là thân vị chiếm 38,2%, hang môn vị chỉ có 1 bệnh nhân chiếm 1,8%, có 6 bệnh nhân (10,9%) có u lan toả toàn bộ dạ dày. Hình thái loét thâm nhiễm hay gặp nhất (40%), sau đó là thể sùi (36,4%). Có đến 60% bệnh nhân có giai đoạn u T4a, 30,9% là u T3 và 5 bệnh nhân (9,1%) có u T4b (xâm lấn đại tràng ngang, lách, tuỵ). 29,1% có hạch bulky, có 2 bệnh nhân có di căn buồng trứng đơn độc. Kết quả điều trị: 5 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn (9,1%), 8 bệnh nhân (14,5%) bệnh tiến triển. 10,9% phải cắt toàn bộ dạ dày mở rộng. Không có bệnh nhân nào có biến chứng trong mổ. Số hạch trung bình vét được là 14,7 ± 6,2 hạch, tỷ lệ di căn hạch sau mổ là 56,4% và 41,8% bệnh nhân xâm nhập mạch bạch huyết, thần kinh. Tỉ lệ biến chứng sau mổ là 25,5%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 1 năm, 3 năm và 5 năm lần lượt là 75,6%; 52,0%; 42,6%. Tỷ lệ sống thêm không bệnh tiến triển sau 1 năm, 3 năm, và 5 năm lần lượt là 62,7%; 39,2%; 33,6%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư dạ dày, cắt toàn bộ dạ dày, hóa chất tiền phẫu, tỷ lệ sống thêm, tỷ lệ biến chứng
Tài liệu tham khảo

2. Chử Quốc Hoàn. Đánh giá kết quả sống thêm sau điều trị ung thư dạ dày bằng hóa chất trước phẫu thuật cắt dạ dày vét hạch D2 tại Khoa Điều trị Theo Yêu Cầu Bệnh viện K. 2022

3. Bray F, Laversanne M, Sung H, et al. Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2024;74(3):229-263.

4. Cunningham D, Allum WH, Stenning SP, et al. Perioperative chemotherapy versus surgery alone for resectable gastroesophageal cancer. N Engl J Med. 2006;355(1):11-20.

5. Al-Batran SE, Homann N, Pauligk C, et al. Perioperative chemotherapy with fluorouracil plus leucovorin, oxaliplatin, and docetaxel versus fluorouracil or capecitabine plus cisplatin and epirubicin for locally advanced, resectable gastric or gastro-oesophageal junction adenocarcinoma (FLOT4): a randomised, phase 2/3 trial. Lancet. 2019;393(10184):1948-1957.

6. Zhang X, Liang H, Li Z, et al. Perioperative or postoperative adjuvant oxaliplatin with S-1 versus adjuvant oxaliplatin with capecitabine in patients with locally advanced gastric or gastro-oesophageal junction adenocarcinoma undergoing D2 gastrectomy (RESOLVE): an open-label, superiority and non-inferiority, phase 3 randomised controlled trial. Lancet Oncol. 2021;22(8):1081-1092.

7. Terashima M, Iwasaki Y, Mizusawa J, et al. Randomized phase III trial of gastrectomy with or without neoadjuvant S-1 plus cisplatin for type 4 or large type 3 gastric cancer, the short-term safety and surgical results: Japan Clinical Oncology Group Study (JCOG0501). Gastric Cancer. 2019;22(5):1044-1052.
