SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NẶNG CÓ TỔN THƯƠNG GAN NẶNG: LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ N-ACETYLCYSTEINE

Nguyễn Quang Trung1,, Huỳnh Phạm Nhật1, Phạm Kim Oanh1, Nguyễn Lê Như Tùng2
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả diễn tiến lâm sàng, cận lâm sàng, kết cục điều trị của BN sốt xuất huyết dengue (SXH-D) nặng người lớn tổn thương gan nặng có và không điều trị N-acetylcysteine (NAC). Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, người bệnh từ 16 tuổi trở lên SXH-D có tổn thương gan nặng điều trị nội trú tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2024. Kết quả: 178 BN SXH-D nặng có tổn thương gan nặng. Trong 43 BN có chỉ định dùng NAC, 24 BN được sử dụng NAC và 19 BN không được sử dụng. BN được điều trị NAC có tuổi trung vị 39 tuổi (IQR: 31 – 47), so với trung vị 31,5 tuổi, (IQR: 23 – 40) ở nhóm không điều trị. Tỷ lệ vàng da 70,8% ở nhóm dùng NAC so với 14,3% ở nhóm không dùng. Xuất huyết và gan to ở nhóm điều trị NAC, lần lượt là 62,5% và 62,5% khác biệt p <0,01 so với nhóm không điều trị. Trung vị AST nhóm BN điều trị NAC lúc vào nghiên cứu là 3806 U/L (IQR 1809 – 8165) và giảm nhanh hơn ALT từ sau ngày 7 và hồi phục hoàn toàn sau 2 tuần khởi bệnh. Có khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm với p <0,01 trong nhiều khía cạnh quan trọng như lọc máu, hỗ trợ hô hấp, phòng chống hôn mê gan. Tử vong trong nghiên cứu là 10 BN ở nhóm không sử dụng NAC, và 2 BN ở nhóm sử dụng NAC, tất cả các BN này đều có bệnh não gan kèm INR ≥1,5. Kết luận: NAC nên được xem là biện pháp điều trị quan trọng cho BN SXH-D nặng người lớn tổn thương gan nặng có chỉ định sử dụng NAC theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt những BN có kèm biểu hiện sốc do thoát huyết tương, vàng da và xuất huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Đã ghi nhận 247.202 ca mắc, 100 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Updated 12/10/2022. Accessed 8, 2023. https://moh. gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-a-ghi-nhan-247-202-ca-mac-100-truong-hop-tu-vong-do-sot-xuat-huyet.
2. Bộ Y tế. Quyết định số 3705/QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Sốt xuất huyết Dengue. 2019.
3. Nguyễn Phương Hải. Khảo sát các dấu ấn sinh học mới của tổn thương gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue người lớn tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Luận văn thạc sĩ. Đại học Y Dược TP.HCM; 2017
4. Nguyễn Thị Kim Ngân. Biến đổi cả Ferritin, NT-PROANP, NT-PROBNP và NGAL ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Luận văn Bác sĩ Nội trú. Đại học Y Dược TP.HCM; 2023.
5. Dissanayake Dmdib, Gunaratne Wmsn, et al. Use of intravenous N-acetylcysteine in acute severe hepatitis due to severe dengue infection: a case series. BMC Infect Dis. Sep 20 2021; 21(1):978. doi:10.1186/s12879-021-06681-9
6. Gupta Bal Kishan, Nehara Hardeva Ram, et al. Acute abdomen presentation in dengue fever during recent outbreak. Journal of Acute Disease. 2017;6(5):198-204
7. Ling L. M., Wilder-Smith A., Leo Y. S, et al. Fulminant hepatitis in dengue haemorrhagic fever. J Clin Virol. Mar 2007;38(3):265-8. doi:10.1016/j.jcv.2006.12.011
8. Sreekanth G. P., Panaampon J., Suttitheptumrong A., et al. Drug repurposing of N-acetyl cysteine as antiviral against dengue virus infection. Antiviral Res. Jun2019;166:42-55. doi:10.1016/j.antiviral.2019.03.011