ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CÁC NHÁNH CỦA ĐỘNG MẠCH MU CHÂN VÀ VỊ TRÍ SO VỚI CÁC MỐC GIẢI PHẪU XUNG QUANH

Nguyễn Thanh Vân1,, Trần Hoàng Hiếu2, Nguyễn Tiến Huy3, Nguyễn Hoàng Vũ2
1 Trường Y Dược Đại học Trà Vinh
2 Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
3 Phòng Khám Chuyên Khoa PTTM Saigon Venus

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định số lượng, đường kính các nhánh của động mạch mu chân và vị trí của các nhánh này so với các mốc giải phẫu xung quanh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên xác người Việt Nam trưởng thành, còn nguyên vẹn vùng mu chân và được xử lý bằng formalin tại Bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong số 15 mẫu thi hài, có 9 nam và 6 nữ, tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 69,9 ± 8,9 tuổi, nhỏ nhất là 57 tuổi và lớn nhất là 91 tuổi. Số lượng động mạch cổ chân trong nhiều nhất là 3 động mạch và ít nhất là 1 động mạch. Nguyên ủy của các nhánh động mạch này không cố định, thay đổi từ 4,2 – 57,8 mm kể từ khớp cổ chân và đường kính các nhánh khoảng 1mm. Số lượng động mạch cổ chân ngoài nhiều nhất là 4 động mạch và ít nhất là 1 động mạch. Khoảng cách từ nguyên ủy đến khớp cổ chân từ 2,8 – 64,1 mm, đường kính các nhánh từ 1 – 1,5 mm. Động mạch cung chỉ hiện diện ở 16,7% trường hợp với đường kính trung bình là 1,3 ± 0,3 mm. Đường kính trung bình của động mạch gan chân sâu là 1,6 ± 0,4 mm và động mạch mu đốt bàn chân I là 1,5 ± 0,4 mm. Kết luận: Các nhà phẫu thuật nên khảo sát động mạch mu chân bằng siêu âm mạch máu hay chụp động mạch trước phẫu thuật bởi những bất thường về nguyên ủy, đường đi, phân nhánh của động mạch mu chân là khá phổ biến và phức tạp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gupta C, Kumar R, Palimar V, Kalthur S. Morphometric Study of Dorsalis Pedis Artery and Variation in its Branching Pattern: A Cadaveric Study. International Medical Journal Malaysia. 2018; 17:19-22.
2. Pomposelli F.B, Marcaccio E.J, Gibbons G.W, et al. Dorsalis pedis arterial bypass: durable limb salvage for foot ischemia in patients with diabetes mellitus. Journal of vascular surgery. 1995; 21(3):375-384.
3. Raghunath G, Shenoy S. Anatomical study of Dorsalis pedis Artery and Its Clinical Correlations. JCDR. 2011; 5(2):287-290.
4. Kim J.W, Choi Y.J, Lee H.J, Yi K.H, Kim H.J, Hu K.S. natomic Study of the Dorsalis Pedis Artery, First Metatarsal Artery, and Second Metatarsal Bone for Mandibular Reconstruction. Journal of oral and maxillofacial surgery: official journal of the American Association of Oral and Maxillofacial Surgeons. 2015; 73(8):1627-1636.
5. Hemamalini S, Manjunatha H.N. Variations in the origin, course and branching pattern of dorsalis pedis artery with clinical significance. Scientific Reports. 2021; 11(1):1448.
6. Siriwat T, Mahakkanukrauh C, Meetham K, Charumporn T, Mahakkanukrauh P. Anatomical Variations of the Dorsalis Pedis Artery in a Thai Population. International Journal of Morphology. 2022; 40:137-142.
7. Ntuli S, Nalla S, Kiter A. Anatomical variation of the Dorsalis pedis artery in a South African population - A Cadaveric Study. Foot (Edinburgh, Scotland). 2018; 35:16-27.
8. Ajeevan G, Chandan S. Anatomical study of dorsalis pedis artery. Journal of Chitwan Medical College. 2020; 10:24-26.
9. Lê Văn Cường. Giải Phẫu Học Sau Đại Học Tập 2. Nhà xuất bản Y Học; Thành phố Hồ Chí Minh; 2013.
10. Tubbs R.S, Shoja M.M, Loukas M. Bergman's Comprehensive Encyclopedia of Human Anatomic Variation. Wiley; 2016.