Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM HÀM LƯỢNG HEMOGLOBIN CỦA TẾ BÀO HỒNG CẦU LƯỚI (RET-HE) TRONG CHẨN ĐOÁN THIẾU SẮT TIỀM ẨN Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TẠI BỆNH VIỆN VÙNG ĐA KHOA TÂY NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu phát hiện thiếu sắt tiềm ẩn ở những người hiến máu bằng cách sử dụng xét nghiệm Ret-He. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Trong 321 người hiến máu không thiếu máu (Hb ≥ 120 g/l), có 72 trường hợp (22,4%) thiếu sắt tiềm ẩn được phát hiện theo tiêu chuẩn vàng. Trong số 72 trường hợp này, điểm cắt Ret-He <30 pg đã chẩn đoán được chính xác 52 người và bỏ sót 20 trường hợp. Do đó, Ret-He có độ nhạy là 72,2%. Trong số 249 người hiến máu có trữ lượng sắt bình thường (theo tiêu chuẩn vàng), Ret-He đã chẩn đoán chính xác 234 trường hợp LID, bỏ sót 15 trường hợp. Do đó, Ret-He có độ đặc hiệu là 94,0%. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,83. Kết luận: Xét nghiệm Ret-He có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện thiếu sắt sớm ở người hiến máu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ret-he, thiếu sắt tiềm ẩn
Tài liệu tham khảo

2. Chinudomwong P, Binyasing A, Trongsakul R, Paisooksantivatana K. Diagnostic performance of reticulocyte hemoglobin equivalent in assessing the iron status. J Clin Lab Anal. 2020;34(6):e23225.

3. Garzia M, Di Mario A, Ferraro E, et al. Reticulocyte hemoglobin equivalent: an indicator of reduced iron availability in chronic kidney diseases during erythropoietin therapy. Lab Hematol. 2007;13(1):6-11.

4. Tiwari AK, Bhardwaj G, Arora D, et al. Applying newer parameter Ret-He (reticulocyte haemoglobin equivalent) to assess latent iron deficiency (LID) in blood donors-study at a tertiary care hospital in India. Vox Sang. 2018;113(7):639-646.

5. Trần Thị Ánh Loan. Khảo sát giá trị nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới và tỷ lệ phần trăm hồng cầu nhược sắc trên bệnh nhân thiếu máu thiếu sắc và thiếu máu do suy thận mạn giai đoạn cuối. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,TP Hồ Chí Minh. 2017;

6. Urrechaga E, Borque L, Escanero JF. Erythrocyte and reticulocyte parameters in iron deficiency and thalassemia. J Clin Lab Anal. 2011;25(3):223-228.

7. Urrechaga E, Borque L, Escanero JF. Clinical Value of Hypochromia Markers in the Detection of Latent Iron Deficiency in Nonanemic Premenopausal Women. J Clin Lab Anal. 2016;30(5):623-627.

8. Yehuda Shlomo, Mostofsky David. Iron Deficiency and Overload: From Basic Biology to Clinical Medicine. New York: Humana Press. 2010:302.
