NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG QUẢNG HƯNG, THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM 2024

Nguyễn Hữu Tú1,, Trần Quốc Kham2, Trần Thị Minh Tâm3, Nguyễn Thị Ly4
1 Trung tâm Pháp Y Thanh Hóa
2 Bộ Y tế, Hà Nội
3 Trường Đại học Phenikaa
4 Trường Đại học Đại Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng khám chữa bệnh (KCB) và chăm sóc sức khỏe (CSSK) của người cao tuổi (NCT) tại phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa năm 2024, đồng thời phân tích nhu cầu CSSK tại nhà và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 196 NCT trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024. Kết quả: Toàn bộ NCT đều có nhu cầu KCB trong năm qua, trong đó 87,8% đã đi khám trong lần ốm đau gần nhất. Nhu cầu KCB tại nhà đạt 91,3%, với 70,9% mong muốn được cán bộ y tế xã trực tiếp điều trị. Các dịch vụ kỹ thuật được lựa chọn nhiều nhất là tiêm thuốc và truyền dịch tại nhà (75%). Nghiên cứu chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa nhu cầu KCB tại nhà với các yếu tố như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, tình trạng sống cùng người thân, khoảng cách đến cơ sở y tế, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, BHYT và chi phí điều trị. Kết luận: Nhu cầu CSSK tại nhà của NCT khá cao. Do đó, cần tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực chuyên môn tại tuyến y tế cơ sở nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, mở rộng phạm vi chi trả BHYT, đồng thời góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đàm Trọng Hiếu (2016), "Thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người cao tuổi tại 2 phường của quận Tây Hồ - Hà Nội năm 2016 và một số yếu tố liên quan", Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng.
2. Đàm Viết Cương và các cộng sự (2006), "Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam", Viện Chiến lược và Chính sách Y tế.
3. Nguyễn Hà My (2017), "Thực trạng khám chữa bệnh và nhận thức, thực hành của người cao tuổi về thông tuyến bảo hiểm y tế tại 4 xã thuộc huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2017", Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y Dược Thái Bình, Thái Bình.
4. Nguyễn Văn Sai (2013), "Thực trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi tại hai huyện tỉnh Hải Dương năm 2013", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Hải Phòng.
5. Nhâm Tiến Quỳnh (2019), "Thực trạng khám chữa bệnh và nhu cầu khám chữa bệnh tại nhà của người cao tuổi ở hai xã huyện Thái Thụy năm 2020", Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ.
6. Phạm Thắng (2007), "Điều tra dịch tễ học về tình hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người cao tuổi Việt Nam", Tạp chí Dân số và Phát triển. 4.
7. Tổng cục dân số (2019), "Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019", NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Gotaro Kojima, et al (2019), "Transitions between frailty states among community-dwelling older people: a systematic review and meta analysis", Ageing research reviews. 50, tr. 81-88.
9. WHO (2022), "Ageing and health", https://www. who.int/news-room/fact-sheets/detail/ageing-and-health.