KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN GIẢI ÉP, GHÉP XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT QUA LỖ LIÊN HỢP

Hồng Phong Phạm 1,, Lê Bảo Tiến Nguyễn 2, Văn Cường Vũ 2, Văn Thanh Võ 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng phẫu thuật ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh 51 trường hợp bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng đơn tầng được phẫu thuật ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp tại khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 01/2019 - 12/2020. Kết quả: 51 bệnh nhân (11 nam, 40 nữ), tuổi trung bình là 47,9 ± 12,9 (từ 15 đến 72) đã được phẫu thuật ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp. Kết quả xa sau mổ được đánh giá theo tiêu chuẩn MacNab tại thời điểm 12 tháng sau mổ 44/51 bệnh nhân khám lại (86,3%): rất tốt: 28 (63,6%), tốt: 14 (31,8%), khá: 2 (4,6%), xấu: 0 (0,0%). Đánh giá cải thiện triệu chứng lâm sàng sau mổ tại thời điểm khám lại cuối cùng: điểm đau lưng VAS (Visual Analogue Scale) trước mổ 6,22 ± 1,06, sau mổ 12 tháng 1,89 ± 1,50, điểm đau chân VAS trước mổ 5,90 ± 1,40, sau mổ 12 tháng 1,25 ± 1,50, ODI (Oswestry Disability Index) trước mổ 49,41 ± 8,0, ODI sau mổ 12 tháng 15,18 ± 11,58. Đánh giá mức độ liền xương theo Bridwell tại thời điểm sau mổ 12 tháng, tỷ lệ liền xương đạt 97,8%. Biến chứng trong mổ: tổn thương rễ 2 trường hợp, chiếm 3,9%. Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị TĐS thắt lưng đơn tầng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wollowick A.L. và Sarwahi V., btv. (2015), Spondylolisthesis: Diagnosis, Non-Surgical Management, and Surgical Techniques, Springer US.
2. Audat Z., Moutasem O., Yousef K. và cộng sự. (2012). Comparison of clinical and radiological results of posterolateral fusion, posterior lumbar interbody fusion and transforaminal lumbar interbody fusion techniques in the treatment of degenerative lumbar spine. Singapore Med J, 53(3), 183–187.
3. Faundez A.A., Schwender J.D., Safriel Y. và cộng sự. (2009). Clinical and radiological outcome of anterior-posterior fusion versus transforaminal lumbar interbody fusion for symptomatic disc degeneration: a retrospective comparative study of 133 patients. Eur Spine J Off Publ Eur Spine Soc Eur Spinal Deform Soc Eur Sect Cerv Spine Res Soc, 18(2), 203–211.
4. Tsirikos A.I. và Garrido E.G. (2010). Spondylolysis and spondylolisthesis in children and adolescents. J Bone Joint Surg Br, 92-B(6), 751–759.
5. Okuda S., Oda T., Yamasaki R. và cộng sự. (2014). Posterior lumbar interbody fusion with total facetectomy for low-dysplastic isthmic spondylolisthesis: effects of slip reduction on surgical outcomes: clinical article. J Neurosurg Spine, 21(2), 171–178.
6. Parker S.L., Godil S.S., Mendenhall S.K. và cộng sự. (2014). Two-year comprehensive medical management of degenerative lumbar spine disease (lumbar spondylolisthesis, stenosis, or disc herniation): a value analysis of cost, pain, disability, and quality of life: clinical article. J Neurosurg Spine, 21(2), 143–149.
7. Dương Thanh Tùng (2020), Nghiên cứu điều trị trượt đốt sống đoạn thắt lưng cùng một tầng bằng phẫu thuật vít cuống cung qua da và ghép xương liên thân đốt, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
8. Choi W.-S., Kim J.-S., Ryu K.-S. và cộng sự. (2016). Minimally Invasive Transforaminal Lumbar Interbody Fusion at L5-S1 through a Unilateral Approach: Technical Feasibility and Outcomes. BioMed Res Int, 2016, 2518394.