ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGẮN HẠN NONG BÓNG VÀ ĐẶT GIÁ ĐỠ TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH CHẬU TASC II A, B

Đức Tín Lê 1,, Minh Ánh Phạm 1, Kim Quế Đỗ 2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn nong bóng và đặt giá đỡ trong điều trị tắc động mạch chậu TASC II A, B. Phương pháp: hồi cứu mô tả. Kết quả: Nghiên cứu có 137 bệnh nhân, nam chiếm 84,7%, tuổi trung bình 70,4 ± 10,9 mẫu nghiên cứu. Phân độ TASC II A chiếm 48,9% (67 trường hợp), phân độ TASC II B chiếm  51,1% (70 trường hợp). Nhóm nong bóng đơn thuần có tỷ lệ phân loại B thấp hơn nhóm đặt giá đỡ (28,6% so với 63,6%, p < 0,001). Thời gian can thiệp trung bình của nhóm nong bóng và đặt giá đỡ lần lượt chiếm 157 ± 39,7 phút và 147 ± 56,4 phút. Thời gian nằm viện trung bình của nhóm nong bóng và đặt giá đỡ lần lượt chiếm là 4,4 ± 1,7 ngày và 4,8 ± 3,1 ngày. Biến chứng chung chiếm 4,4%, trong đó tắc mạch 0,73%, nhồi máu cơ tim 0,73%, cắt cụt 1,5%, tụ máu đường vào 0,73%, suy thận 0,73% mẫu nghiên cứu. Kết quả thành công về kỹ thuật nong bóng và đặt giá đỡ lần lượt chiếm 95,9% và 96,6% mẫu nghiên cứu. Thành công về mặt lâm sàng ở giai đọan ngắn hạn của nong bóng và đặt giá đỡ lần lượt chiếm 97,9% và 96,7%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,67). Kết luận: Nong bóng và đặt giá đỡ trong điều trị tắc động mạch chậu tổn thương TASC II A, B là ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh. Cả hai phương pháp đều cải thiện các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau can thiệp, ít biến chứng. Tỷ lệ thành công về lâm sàng ở giai đoạn ngắn hạn của phương pháp nong bóng và đặt giá đỡ tương đương nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt, Phạm Việt Tuân, Phạm Mạnh Hùng (2010), "Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt nam trong thời gian 2003-2007". Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 52, tr. 11-17.
2. Goode SD, Cleveland TJ, Gaines (2013). “Randomized clinical trial of stents versus angioplasty for the treatment of iliac artery occlusions (STAG trial)”. British Journal of Surgery; 100(9): pp.1148–53.
3. Kudo T, Chandra FA, Ahn SS (2005) “Long-term outcomes and predictors of iliac angioplasty with selective stenting”, J Vasc Surg, 42(3): pp.466-75.
4. Taylor M Spence, John W. York (2010), "Lower Extremity Arterial Disease: Decision Making and Medical Treatment", Rutherford's Vascular Surgery, 7 ed., 2, Chap 104, pp.1593 - 1612.
5. Timaran, et al (2001), “External iliac and common iliac artery angioplasty and stenting in men and women“, J Vasc Surg; Vol 34(3), pp.440-446.
6. Van Haren R.M., et al (2017), “Endovascular treatment of TransAtlantic Inter- Society Consensus D aortoiliac occlusive disease using unibody bifur- cated endografts”, J Vasc Surg, 65(2): p. 398-405.
7. Rutherford RB, Baker JD, Ernst C, Johnston KW, Porter JM, Ahn S, Jones DN (1997), “Recommended standards for reports dealing with lower extremity ischemia: revised version”. J Vasc Surg, 26, pp.517-538.
8. Pulli R, Dorigo W, Fargion A, Innocenti AA, Pratesi G, Marek J, Pratesi C (2011), "Early and long-term comparison of endovascular treatment of iliac artery occlusions and stenosis". J Vasc Surg, 53(1), pp.92-98.