ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ DỊCH RỬA PHẾ QUẢN CỦA BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN SAU LAO PHỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Giãn phế quản (GPQ) khá thường gặp ở dân số Châu Á, đặc biệt là giãn phế quản sau lao (GPQSL). GPQSL có liên quan diễn tiến bệnh nặng hơn, suy giảm chức năng phổi nhanh hơn GPQ do các nguyên nhân khác. Tại Việt Nam chưa có nhiều dữ liệu về GPQSL. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra liệu GPQSL ở Việt Nam có đặc điểm như thế nào cũng như có sự khác biệt nào so với GPQ do các nguyên nhân khác không? Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và dịch rửa phế quản của bệnh nhân (BN) GPQSL tại Việt Nam ở người trưởng thành; so sánh đặc điểm của BN GPQSL với BN GPQ do nguyên nhân khác. Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả các BN người lớn với GPQ ổn định được nội soi phế quản tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 05/2022 đến tháng 01/2024. Kết quả: Ghi nhận 46 trường hợp (33,1%) thoả tiêu chuẩn chẩn đoán GPQSL trong tổng số 139 trường hợp GPQ ngoài đợt cấp. BN GPQ trong nghiên cứu có tuổi trung bình là 60 ± 13 và giới nữ chiếm 59%. Ho và khạc đàm là triệu chứng thường gặp nhất (71,9%). Tác nhân vi trùng thường gặp nhất là Pseudomonas aeruginosa trong cả hai nhóm. Kiểu hình GPQSL thường gặp là nam giới (56,5%), chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp (20,3 ± 2,8 kg/m2), thường biểu hiện ho ra máu (41,7%) và tổn thương GPQ trên hình ảnh học xuất hiện ưu thế thuỳ trên của phổi (87%). Không có sự khác biệt về mức độ nặng bệnh (dựa trên thang điểm BSI, FACED và Reiff) giữa GPQSL và GPQ do nguyên nhân khác. Kết luận: GPQSL là một nguyên nhân thường gặp của GPQ tại quốc gia với tỷ lệ lưu hành cao của bệnh lao như Việt Nam. Bệnh có những kiểu hình lâm sàng khá đặc trưng, vì thế, việc phân loại GPQSL thành một kiểu hình lâm sàng riêng của giãn phế quản có thể giúp quản lý và tiên lượng bệnh tốt hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dịch rửa phế quản, giãn phế quản, lao phổi
Tài liệu tham khảo

2. Allwood BW, Byrne A, Meghji J, et al. Post-Tuberculosis Lung Disease: Clinical Review of an Under-Recognised Global Challenge. Respiration. 2021;100(8):751-763.

3. Bajpai J, Kant S, Verma A, et al. Clinical, Radiological, and Lung Function Characteristics of Post-tuberculosis Bronchiectasis: An Experience From a Tertiary Care Center in India. Cureus. 2023;15(2):e34747.

4. Chalmers JD, Elborn S, Greene CM. Basic, translational and clinical aspects of bronchiectasis in adults. Eur Respir Rev. 2023;32(168):230015.

5. Choi H, Lee H, Ra SW, et al. Clinical Characteristics of Patients with Post-Tuberculosis Bronchiectasis: Findings from the KMBARC Registry. J Clin Med. 2021;10(19):4542.

6. Choi H, Xu JF, Chotirmall SH, Chalmers JD, et al. Bronchiectasis in Asia: a review of current status and challenges. Eur Respir Rev. 2024;33(173):240096.

7. Cohen R, Shteinberg M. Diagnosis and Evaluation of Bronchiectasis. Clin Chest Med. 2022;43(1):7-22.

8. Fong I, Low TB, Yii A. Characterisation of the post-tuberculous phenotype of bronchiectasis: A real-world observational study. Chron Respir Dis. 2022;19:14799731221098714

9. Hill AT, Sullivan AL, Chalmers JD, et al. British Thoracic Society Guideline for bronchiectasis in adults. Thorax. 2019;74(Suppl 1):1-69.

10. Minov J, Karadzinska-Bislimovska J, Vasilevska K, et al. Assessment of the Non-Cystic Fibrosis Bronchiectasis Severity: The FACED Score vs the Bronchiectasis Severity Index. Open Respir Med J. 2015;9:46-51.
