HIỆU QUẢ CỦA ATOSIBAN TRONG ĐIỀU TRỊ CHUYỂN DẠ SINH NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023-2025
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sinh non là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh, nên kiểm soát cơn co tử cung rất quan trọng. Atosiban, chất đối vận thụ thể oxytocin, giúp ức chế cơn co tử cung hiệu quả trong 48 giờ đầu, giúp cải thiện tiên lượng cho trẻ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thành công và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị chuyển dạ sinh non bằng Atosiban tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 46 thai phụ điều trị chuyển dạ sinh non bằng Atosiban. Kết quả: Tỷ lệ trì hoãn chuyển dạ sau 48 giờ đạt 76,1%. Trong đó, 39,1% duy trì thai từ 2 – 7 ngày, và 37% duy trì thai trên 7 ngày. Kết quả điều trị có mối liên quan đáng kể với tần số và cường độ cơn co tử cung (p<0,05). Kết luận: Atosiban là một phương pháp hiệu quả trong việc trì hoãn chuyển dạ sinh non.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chuyển dạ sinh non, Atosiban
Tài liệu tham khảo

2. Lý Thanh Trường Giang. Nghiên cứu hiệu quả Atosiban trong điều trị dọa sinh non. Tạp chí Phụ Sản. 2016;14(03).

3. Nguyễn Hữu Tiến, Lê Lam Hương. Hiệu quả của Atosiban trong điều trị dọa sinh non từ 28 đến 34 tuần. Tạp chí Phụ Sản. 2017;15(03).

4. Phan Hà Minh Hạnh. Hiệu quả của Atosiban trong trì hoãn chuyển dạ sinh non. Tạp chí Phụ Sản. 2015;14(04).

5. Nguyễn Bích Hồng. Hiệu quả điều trị dọa đẻ non bằng Atosiban tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;528(7):1.

6. Cunningham F, Leveno K. Multifetal Pregnancy. Williams Obstetrics 25th ed. McGraw-Hill Education; 2018: 1336-87.

7. Gabbe SG, Niebyl JR. Preterm Labor and Birth. In: Obstetrics: Normal and Problem Pregnancies. 7th ed. Elsevier; 2017.

8. Fuchs F, Senat MV. Multiple gestations and preterm birth. Seminars in Fetal and Neonatal Medicine. 2016;21(2): 113-20. doi:10.1016/j.siny. 2015.12.010.

