ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH CƠ TIM DO TẠO NHỊP TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh cơ tim do tạo nhịp tim (BCTDTN) là tình trạng chức năng tâm thu thất trái giảm ≥10%, dẫn đến phân suất thất trái (LVEF) sau cấy máy <50%. Tạo nhịp thất phải nhiều ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn có thể gây ra BCTDTN. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BCTDTN ở bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn có tạo nhịp thất phải Phương pháp: Nghiên cứu bệnh-chứng. Tiến hành nghiên cứu dữ liệu từ các bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn với thời gian mang máy tạo nhịp tối thiểu là 01 tháng. Kết quả: 112 bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn có tạo nhịp thất phải, thời gian mang máy trung bình là 5,6 năm, trong số đó 14 bệnh nhân được chẩn đoán BCTDTN, chiếm tỷ lệ 12,5%. 42,8% bệnh nhân mắc BCTDTN có biểu hiện triệu chứng lâm sàng (khó thở, gan to, phù và tức ngực). Nhóm bệnh nhân mắc BCTDTN có tỷ lệ tạo nhịp thất phải (93,5 ± 10,4) cao hơn so với nhóm không mắc bệnh (65,1 ± 41,7), p < 0,001. Khoảng QRS khi tạo nhịp tim (pQRS) trung bình ở nhóm bệnh nhân mắc BCTDTN (165,5 ± 18,1ms) rộng hơn so với nhóm không mắc bệnh (135,2 ± 29,9ms), p < 0,001. Về đặc điểm siêu âm tim, ở thời điểm trước cấy máy, LVEF của 2 nhóm mắc và không mắc bệnh là như nhau (p=0,06); 83,3% bệnh nhân có giãn buồng thất trái trước cấy máy mắc BCTDTNT. Kết luận: Bệnh cơ tim do tạo nhịp tim có thể gặp với tỷ lệ không nhỏ ở bệnh nhân có tạo nhịp thất phải, đặc biệt ở những bệnh nhân có giãn buồng thất trái trước khi cấy máy. Nhóm bệnh nhân mắc BCTDTN có tỷ lệ tạo nhịp thất phải cao hơn, khoảng pQRS rộng hơn so với nhóm không mắc bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh cơ tim do tạo nhịp tim, tạo nhịp thất phải, suy tim
Tài liệu tham khảo

2. Lee S.A., Cha M.J., Cho Y., Oh I.Y., Choi E.K., Oh S. Paced QRS duration and myocardial scar amount: predictors of long-term outcome of right ventricular apical pacing. Heart Vessels. 2016;31(7):1131–1139.

3. Yu C.M., Fang F., Luo X.X., Zhang Q., Azlan H., Razali O. Long-term follow-up results of the pacing to avoid cardiac enlargement (PACE) trial. Eur. J. Heart Fail. 2014;16(9):1016–1025.

4. Kaye G., Ng J.Y., Ahmed S., Valencia D., Harrop D., Ng A.C.T. The prevalence of pacing-induced cardiomyopathy (PICM) in patients with long term right ventricular pacing - is it a matter of definition? Heart Lung Circ. 2019;28(7):1027–1033.

5. Kim JH, Kang KW, Chin JY, et al. Major determinant of the occurrence of pacing - induced cardiomyopathy in complete atrioventricular block: a multicentre, restrospective analysis over a 15-year period in South Korea. BMJ Open. 2018;8.

6. Tabata T, Grimm RA, Bauer FJ, et al: Giant fl ow reversal in pulmonary venous flow as a possible mechanism for asynchronous pacing-induced heart failure. J. Am. Soc. Echocardiogr. 2005;18: 722–728.

7. Lee MA, Dae MW, Langberg JJ, et al: Eff ects of long-term right ventricular apical pacing on left ventricular perfusion, innervation, function and histology. J. Am. Coll. Cardiol 1994;24: 225–232

8. Dor O, Haim M, Barrett O, Novack V, Konstantino Y. Incidence and Clinical Outcomes of Pacing Induced Cardiomyopathy in Patients With Normal Left Ventricular Systolic Function and Atrioventricular Block. Am J Cardiol. 2020; 128:174-180.

9. Fleischmann K.E., Orav E.J., Lamas G.A., Mangione C.M., Schron E., Lee K.L., Goldman L. Pacemaker implantation and quality of life in the Mode Selection Trial (MOST). Heart Rhythm. 2006;3(6):653–659.

10. Ebert M., Jander N., Minners J., Blum T., Doering M., Bollmann A., Hindricks G., Arentz T., Kalusche D., Richter S. Long-term impact of right ventricular pacing on left ventricular systolic function in pacemaker recipients with preserved ejection fraction: results from a large single-center registry. J. Am. Heart Assoc. 2016;5(7):e003485.
